Ngày 28/1/2017, Tổng thống Trump ký sắc lệnh mới, yêu cầu tạm thời không nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời cấm người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo. Ông cho hay động thái mới này sẽ bảo vệ người Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố.
Thực hiện đúng cam kết tranh cử là kiểm tra lai lịch những người nhập cư vào Mỹ để ngăn phiến quân IS, ngăn những kẻ khủng bố Hồi giáo vào Mỹ. Mỹ chỉ chấp nhận những ai ủng hộ và yêu mến đất nước, người dân Mỹ thực sự.
Sắc lệnh của ông Donald Trump yêu cầu ngưng cho người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn, và cấm công dân từ Iran, Iraq, Libya, Somallia, Sudan, Syria, và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày.
Tuy nhiên, một số chuyên gia pháp lý cho rằng lập trường của Tổng thống Trump có thể bị coi là vi phạm Hiến pháp Mỹ. Lệnh cấm nhập cư của Trump đã bị kiện vì ‘vi hiến’.
Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson đã đệ đơn kiện sắc lệnh hạn chế người tị nạn của Tổng thống Donald Trump, tuyên bố lệnh này phi pháp và vi hiến. Theo ông Ferguson các điều khoản chính trong sắc lệnh mà ông Trump vừa ký, có hiệu lực đối với công dân 7 quốc gia Hồi giáo, là phi pháp và vi hiến và : “Không ai được đứng trên pháp luật, kể cả Tổng thống. Tại toà, mọi việc đều phải tuân theo Hiến pháp”.
Trong đơn kiện, ông Feguson nói lệnh cấm này còn làm tổn thương tới các gia đình người Mỹ, và làm phương hại tới lợi ích tối thượng của bang Washington – một nơi vốn được coi là luôn chào đón người nhập cư và tị nạn.
Đơn kiện này là đơn đầu tiên chống lại Tổng thống Donald Trump, Bộ An ninh Nội địa, và nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Trump, liên quan tới sắc lệnh cấp người Hồi giáo mà ông Trump vừa ký.
Chính Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama đã thể hiện sự không đồng tình với cách làm này của ông Trump. Ông Obama cho hay, ‘ngài tổng thống không đồng tình với quan điểm phân biệt đối xử với các cá nhân chỉ trên cơ sở đức tin hay tôn giáo của họ’.
Cuộc chiến pháp lý đối với lệnh cấm của ông Trump còn dấy lên các câu hỏi về thẩm quyền của Tổng thống đối với việc kiểm soát biên giới Mỹ, và liệu chính sách nhập cư mới này có nhằm chống lại người Hồi giáo một cách vi hiến hay không.
Làn sóng những người có chức quyền đã chỉ đạo cho các luật sư trong Bộ Tư pháp không đứng ra bảo vệ sắc lệnh của Tổng thống Trump ký, liên quan tới người tị nạn. Họ đã tuyên bố không coi sắc lệnh này hợp pháp
Thẩm phán một số bang, trong đó có New York, đã ra phán quyết tạm thời, ngăn cơ quan chính phủ trục xuất những công dân đến từ bảy nước bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, nhưng có thị thực hợp lệ và tới Mỹ trước khi lệnh cấm của ông Trump có hiệu lực. Phản ứng lại lệnh cấm của ông Trump, hàng ngàn người đã biểu tình tại các sân bay lớn trên khắp nước Mỹ.
Nước Mỹ chia rẽ sâu sắc vì sắc lệnh của Trump
Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc sau khi ông Donald Trump đưa ra sắc lệnh không cho dân tị nạn cũng như người dân 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số được tới Mỹ.
Trong diễn biến mới nhất, thành phố San Francisco đã nộp đơn kiện ông Trump sau khi ông yêu cầu chính quyền liên bang ngừng cấp tài chính cho nơi hạn chế hợp tác với các cơ quan thực thi luật nhập cư liên bang. San Francisco là thành phố bảo vệ những người nhập cư.
“Sắc lệnh của Tổng thống không chỉ trái hiến pháp, mà còn trái với nước Mỹ. Đó là lý do vì sao chúng ta phải chống lại nó. Chúng ta là đất nước của người nhập cư và vùng đất tự do. Chúng ta cần phải là những người bảo vệ nền dân chủ của mình”, Dennis Herrera, Công tố viên San Francisco, tuyên bố.
Trong khi đó, khoảng 900 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã ký vào một bản ghi nhớ nội bộ để phản đối sắc lệnh của Tổng thống Trump.
Ngay sau đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump không phải là lệnh cấm nhập cảnh. Ông Spicer đổ lỗi cho truyền thông coi chính sách này là lệnh cấm. Ông khẳng định sắc lệnh này chỉ là một cơ chế xét duyệt lý lịch nhằm giữ cho Mỹ được an toàn.
Lãnh đạo thế giới phản ứng về sắc lệnh của Trump
Theo CNN, trong khi nhiều nước có phản ứng gay gắt về lệnh cấm, phần lớn các quốc gia đông dân Hồi giáo không có tên trong “danh sách đen” vẫn giữ im lặng. Australia – nước thực thi các chính sách cứng rắn đối với người tị nạn – là một trong số ít ỏi các quốc gia ủng hộ quyết định của ông Trump.
Còn các nước trong danh sách cấm thì sao?Bộ Ngoại giao Iraq bày tỏ “sự lấy làm tiếc và ngạc nhiên”, rằng thật “đáng buồn” khi quyết định được đưa ra bất chấp hai quốc gia đang đạt được chiến thắng trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Yemen cho rằng lệnh cấm là “không hợp lý” và “cổ súy bọn khủng bố, gây chia rẽ trong dân chúng”. Còn Iran mô tả sắc lệnh của ông Trump là “xúc phạm” và là một “món quà tặng cho những kẻ cực đoan”. Tehran tuyên bố sẽ áp dụng “các biện pháp đối ứng để bảo vệ quyền của người dân nước này…”.
Sudan khẳng định các công dân nước này sống ở Mỹ luôn giữ uy tín, tôn trọng luật pháp Mỹ và không dính đến những hành động tội phạm. Bộ Ngoại giao Sudan kêu gọi Washington đưa nước này khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố.
Các nước đồng minh của Mỹ: Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Theresa May đều phản đối sắc lệnh của tân Tổng thống Mỹ. Bà Merkel khẳng định cuộc chiến chống khủng bố không phải là lý do cấm người tị nạn hoặc người dân từ các nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ và chính phủ Đức lấy làm tiếc với sắc lệnh mà Trump vừa ký và rằng sắc lệnh của ông Trump là “vô nhân đạo và dại dột”, có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới kinh tế Mỹ.
Thủ tướng Anh Theresa May nói chính sách nhập cư vào Mỹ là vấn đề của chính phủ nước này nhưng bà tuyên bố London không chấp nhận cách tiếp cận của Tổng thống Trump.
Ngoại trưởng Boris Johnson miêu tả lệnh cấm của ông Trump là “sai và gây chia rẽ” trong khi Thị trưởng London Sadiq Khan gọi quyết định của tân Tổng thống Mỹ là “đáng xấu hổ và tàn nhẫn”.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nói việc chào đón người tị nạn là “một nhiệm vụ của đoàn kết”. “Khủng bố không có quốc tịch; phân biệt đối xử không phải là một giải pháp”, ông viết trên Twitter.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố người tị nạn được chào đón ở nước này. “Chúng tôi vui mừng đón nhận nhân tài toàn cầu không được phép trở lại Mỹ” – Phó Thủ tướng Mehmet Simsek đã viết.
Thủ tướng Canada thì nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đón nhận người tị nạn. Ông nói rằng những người chạy trốn khỏi nạn đàn áp, khủng bố và chiến tranh được chào đón ở Canada.
Là một trong số ít ỏi nhà lãnh đạo lên tiếng ủng hộ sắc lệnh của Tổng thống Trump, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói: “Điều quan trọng là mỗi nước có thể kiểm soát được những người vượt qua biên giới của mình.
Thật sự ông Trump cũng đau đầu với quyết định của mình!