Friday, January 10, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiThông điệp mà Triều Tiên muốn gửi tới Mỹ sau khi thử...

Thông điệp mà Triều Tiên muốn gửi tới Mỹ sau khi thử tên lửa

Động thái thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên có thể được xem là một thông điệp thách thức gửi đến chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Sáng 12/2, Triều Tiên bất ngờ phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung, vụ phóng thử tên lửa đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2016, theo AFP.

Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un có mặt tại địa điểm phóng và bày tỏ sự hài lòng tuyệt đối khi Bình Nhưỡng sở hữu một phương tiện tấn công hạt nhân mới có thể củng cố sức mạnh chiến lược của quốc gia.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, mục đích của vụ phóng tên lửa lần này của Triều Tiên là nhằm thu thút sự chú ý của dư luận quốc tế bằng cách thể hiện những tiến bộ và năng lực trong lĩnh vực tên lửa và hạt nhân.

Giới chức Seoul cũng cho rằng đây là một hành động “khiêu khích vũ trang” để kiểm tra phản ứng phản ứng từ chính quyền mới của Tổng thống Trump.

Bình luận viên Ju-min Park của Reuters nhận định chính quyền của tân Tổng thống Mỹ đã dự đoán rằng Triều Tiên sẽ có “hành động khiêu khích” ngay sau khi ông Trump nhậm chức. Trước đó, Bình Nhưỡng hai lần phóng thử tên lửa tầm trung vào tháng 10/2016, trước thời điểm cuộc bỏ phiếu quyết định bầu tổng thống Mỹ vào ngày 8/11/2016.

Ngoài ra, vụ phóng tên lửa diễn ra ngay sau khi Tổng thống Donald Trump có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm chính thức Mỹ. Đây rõ ràng là một hành động thách thức nhằm vào Washington và Tokyo.

Ông Abe ngay lập tức lên tiếng cho rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa là điều “tuyệt đối không thể chấp nhận được”, đồng thời nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải tuân thủ đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Theo Washington Post, sau khi vụ phóng diễn ra, ông Trump phải đối mặt với những lời kêu gọi có động thái phản ứng cứng rắn để Triều Tiên thấy được sức mạnh đích thực của Mỹ. Điều này đặt tân Tổng thống Mỹ vào thách thức lớn đầu tiên từ một lãnh đạo nước ngoài, kể từ sau khi ông nhậm chức.

Hiện nhiều nhà lập pháp Mỹ đang yêu cầu chính quyền nước này ngay lập tức tổ chức các cuộc tập trận với đồng minh, đẩy nhanh tiến trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) trong khu vực, cũng như thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn khác.

Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ chính quyền của ông Trump sẽ nỗ lực hành động để các đồng minh trong khu vực thấy được quyết tâm của Washington, đồng thời tránh làm căng thẳng tiếp tục leo thang, bởi tên lửa của Bình Nhưỡng lần này chưa phải là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà nhà lãnh đạo nước này tuyên từng bố có thể phóng bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự Mỹ nhận định việc tên lửa tầm trung được Triều Tiên tuyên bố sử dụng nhiên liệu rắn cho thấy bước tiến khá nhanh của Bình Nhưỡng, đặt Washington trước những quan ngại và thách thức mới.

“Việc Triều Tiên theo đuổi chương trình tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn là hết sức đáng ngại, bởi loại tên lửa này có thể được triển khai trong thời gian rất ngắn mà không phải chuẩn bị nhiều. Phát triển thành công động cơ nhiên liệu rắn rất khó khăn, vì thế đây là một bước tiến rất quan trọng của Bình Nhưỡng”, Jonathan McDowell, thuộc Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian, Mỹ nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới