Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐiểm tinDonald Trump muốn gì ở Nga?

Donald Trump muốn gì ở Nga?

Hơn 1 tháng sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump không có điều gì là chắc chắn trong chính sách của chính quyền mới về mối quan hệ với Nga và nó thay đổi từng phút.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mặc dù “tín hiệu” của vấn đề ngày càng dễ nhận thấy. Mâu thuẫn dường như trở thành quy luật.

Washington đang phát đi tín hiệu mới. Người phát ngôn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Sean Spicer cho biết sẽ cố gắng khép lại việc “đối phó” với Nga cả về vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố và vấn đề kinh tế. Ông Spicer cũng bày tỏ hy vọng rằng ông chủ Nhà Trắng sẽ nỗ lực làm việc, còn điều gì không thể thực hiện thì sẽ không bao giờ xảy ra.

Tất nhiên, tâm trạng tương ứng đang thể hiện một thái độ lạc quan một cách thận trọng và đưa ra những hy vọng mơ hồ. Đã đến lúc Nhà Trắng phải quyết định nên cư xử thế nào với điện Kremlin. Những tuần gần đây, vấn đề này vẫn đang chưa được thể hiện rõ ràng.

Ông Donald Trump tỏ ra thận trọng khi phát ngôn về chủ đề sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, trái ngược hẳn với những tuyên bố ở giai đoạn tranh cử. Ông cho biết không ủng hộ thái độ cứng rắn quá mức với Moscow, nhưng lại khẳng định sẽ lựa chọn một con đường khó khăn hơn chính quyền tiền nhiệm.

Đội ngũ của chính quyền hiện tại thì như đang đổ thêm dầu vào lửa. Gần đây, trong cuộc họp với các đồng minh NATO ở Brussels, người đứng đầu Lầu Năm Góc James Mattis đã tuyên bố rằng Washington muốn đàm phán với Nga trên “tư thế của kẻ mạnh”.

Tại Hội nghị An ninh Munich, Phó Tổng thống Michael Pence cũng nhấn mạnh rằng Nga có trách nhiệm phải thực hiện thỏa thuận Minsk.

Đến lượt mình, Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson lại bỏ qua những câu hỏi về vấn đề bãi bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga. Thậm chí việc ông Michael Flynn, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống từ chức gần đây cũng được cho là có liên quan đến việc ông này tiếp xúc với Đại sứ quán Nga tại Washington.

Nói chung, việc Mỹ xây dựng chiến lược như thế nào trong quan hệ với Nga vẫn chưa chắc chắn. Dường như các cộng sự của ông Trump đang nỗ lực xoay sở để khiến ông Trump làm theo ý mình một cách trọn vẹn.

Thêm vào đó, các nghị sĩ cũng không ngừng nắm bắt cơ hội để chặn đứng triển vọng quan hệ Nga-Mỹ này. Song cũng phải thừa nhận một phần trong số đó có cảm tình với Nga.

Nhưng Tổng thống đời thứ 45 của nước Mỹ cần phải nhanh chóng và hiệu quả giành được phần thắng để củng cố chính quyền của mình, một chính quyền mà nhiều người tin rằng còn đang run rẩy và không tránh khỏi những cáo buộc.

Và điểm nhấn của chiến thắng này chính là thất bại của nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo”. Chủ đề này đã từng chiếm phần lớn thời lượng trong các bài hùng biện của ông Trump. Hầu như ai cũng phải công nhận rằng, không thể làm điều này nếu thiếu đi nước Nga.

Vấn đề này đã có thể thực hiện được, nếu như Tổng thống kiên quyết thực hiện lời hứa và những sắp đặt của mình. Đối với ông Trump sự hợp tác với Moscow sẽ trở thành một trong những yếu tố chính trị quan trọng. Nhưng hiện vấn đề ấy chỉ có trên lý thuyết.

Nga vẫn luôn mở cửa cho đối thoại và hợp tác. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã từng tuyên bố, không có gì ngăn cản các bên bắt đầu các hoạt động chung nhằm chống khủng bố, ví dụ như ở thành phố Rakka của Syria. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng, việc đối thoại với Moscow từ vị thế kẻ mạnh hơn hoàn toàn là việc không có tương lai.

Ông Sean Spicer khẳng định, nếu vì lợi ích của nước Mỹ, ông Trump sẽ sẵn sàng thỏa thuận. Cái chính là liệu đội ngũ mới của ông Trump ở Washington có hiểu được lợi ích của Hoa Kỳ ở chỗ nào hay không.

Liệu sự chống đối và “răn đe” truyền thống đối với Nga cùng những nỗ lực đi kèm với nó mà không có sự tính toán đến lợi ích có trở thành xu hướng ổn định và nguyên tắc cơ bản?

Đại diện của chính quyền mới của Mỹ liên tục chỉ trích ông Obama là một người thất bại trong xây dựng mối quan hệ với Moscow. Nhưng tính xây dựng rất quan trọng, không phải ở chỗ nó không quá khó để làm, mà là do tính mềm mỏng biến hóa của nó.

Nói ngắn gọn, không dễ để đối phó với các tín hiệu xung đột. Vấn đề còn phức tạp hơn, bởi ông Trump có mối quan hệ không suôn sẻ với giới truyền thông, nơi truyền đạt về các chương trình nghị sự và các thông tin chính trị chính thống tại Hoa Kỳ, cũng như không ngừng cáo buộc mối quan hệ với Nga. Đấy là chưa kể mối quan hệ với cơ quan an ninh của Tổng thống, nếu nói nhẹ đi thì cũng phải dùng từ “căng thẳng”.

Cũng có thể các cử tri sẽ giúp được Tổng thống của mình? Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy thái độ của người dân Mỹ với ông Vladimir Putin đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn và đạt được con số cao nhất kể từ năm 2003.

Sự đồng cảm của đảng Cộng hòa với nhà lãnh đạo Nga đã tăng lên 32% trong khi một vài năm trước đây con số này chỉ là 12%. Tư tưởng của người đứng đầu nhà nước không thể đáp ứng với những thay đổi đáng kể như dư luận, dù cho nó có là một hệ thống mạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới