Nhóm thượng nghĩ sĩ đảng Dân chủ Mỹ đã yêu cầu “đóng cửa” tất cả các công việc trong chương trình tạo ra tên lửa hành trình hạt nhân mới LRSO.
Nhóm thượng nghĩ sĩ thuộc đảng Dân chủ của Mỹ yêu cầu dừng tất cả các công việc trong chương trình nghiên cứu và chế tạo tên lửa hành trình hạt nhân mới LRSO.
Theo tờ Defense News, kế hoạch cắt giảm kinh phí của chương trình này đã và đang được Quốc hội xem xét.
“Chi hàng tỷ USD vào loại vũ khí nguy hiểm nhất này, liệu có giúp chúng ta tăng cường an ninh quốc gia hay làm tăng khả năng xảy ra nguy hiểm đối với người dân?
Thay vì tạo ra những vũ khí nguy hiểm, tốt nhất là dùng số tiền này vào việc khác đồng thời tích cực thảo luận để đạt lệnh cấm toàn cầu về tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân”, thượng nghĩ sĩ Ed Markey Massachusetts cho biết trong cuộc họp.
Trong số những người phản đối việc phát triển tên lửa hành trình LRSO mới có cả bà Dianne Feinstein, người từng là Chủ tịch Uỷ ban Tình báo của Thượng viện và được coi là một trong những nhà lập pháp mở đầu cho cuộc chiến chống, phản đối lại chương trình LRSO giai đoạn 2009 – 2015.
Nhóm phản đối này còn được ủng hộ bởi ông Bernie Sanders thượng nghị sỹ bang Vermont và là ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016.
Trước đó, nhóm này đã yêu cầu dừng chương trình tốn kém này với Tổng thống Barack Obama.
Họ nói rằng, chi phí cho chương trình LRSO có thể vượt quá 20 tỷ USD và nguy cơ sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân toàn cầu, và cuối cùng làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân”.
Quan quốc phòng dọa tụt hậu
Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định rằng, Mỹ bắt đầu tụt hậu so với các nước khác trong việc phát triển tiềm năng hạt nhân, tuy nhiên các chuyên gia thì cho rằng người Mỹ đầu tư phát triển và sở hữu kho vũ khí hạt nhân nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới.
Ông Kingston Reef, giám đốc chương trình nghiên cứu về vũ khí trong Hiệp hội kiểm soát vũ khí (Arms Control Association) cho biết rằng, hiện nay Mỹ có số lượng các đầu đạn hạt nhân được triển khai nhiều nhất thế giới.
“Chúng tôi thấy rằng, việc phát triển tên lửa hành trình mới hiện nay là không cần thiết và dư thừa. Việc tập trung phát triển vũ khí hạt nhân này sẽ buộc các đối thủ tiềm năng cũng tăng cường nghiên cứu và phát triển, hậu quả là vũ khí hạt nhân sẽ dần phổ biến trên thế giới. Vì vậy nguy cơ bị tấn công hạt nhân sẽ ngày càng tăng lên”, ông Kingston Reef cho biết.
Trước đó chương trình phát triển tên lửa hành trình chiến lược LRSO (Long-Range Standoff) được phê duyệt và theo kế hoạch năm 2030 sẽ thay thế cho các tên lửa ALCM.
Sau khi hoàn thành lửa LRSO dự kiến được trang bị cho các máy bay ném bom B-52, B-2 và B-21.
Lưu ý rằng, tên lửa hành trình ALCM hiện đang là một thành phần quan trọng trong bộ 3 hạt nhân, giúp Mỹ đảm bảo được khả năng bảo vệ bản thân cũng như các đồng minh.
Nó mang lại một hiệu ứng răn đe mạnh mẽ do có thể vươn tới nhiều vùng lãnh thổ của cả những đối thủ đáng gờm.