Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTập Cận Bình đang dần từ bỏ "di sản" của Đặng Tiểu...

Tập Cận Bình đang dần từ bỏ “di sản” của Đặng Tiểu Bình?

Đặng Tiểu Bình phá vỡ nhiều chính sách của Mao Trạch Đông để tiến hành cải cách mở cửa. Tập Cận Bình tiếp tục cải cách, nhất định cũng sẽ phá vỡ một số cấu trúc do Đặng dựng lên.

Ảnh minh họa: Getty.

Vấn đề gây tranh luận

Trong thời gian kỳ họp Lưỡng hội 2017, phát biểu của Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận.

“Dưới sự lãnh đạo của đảng, chỉ có đảng, chính phủ phân công (chức năng); không có đảng, chính phủ phân chia (chức năng)”, Vương Kỳ Sơn nói.

Đáng chú ý, hạt nhân lãnh đạo đời thứ hai Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đề cập đến quan điểm “đảng, chính phủ phân chia (chức năng)”.

Theo báo tiếng Hoa Đa chiều, mặc dù hai cụm từ chỉ sai khác một chữ nhưng tranh luận xung quanh vấn đề này thực tế đã kéo dài hàng thập kỷ nay.

Một số ý kiến cho rằng, phía sau vấn đề này tồn tại sự xung đột chính sách giữa Đặng Tiểu Bình với Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình hoặc Vương Kỳ Sơn.

Và thực tế những năm gần đây, trên các phương diện về lịch sử, chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, thể chế lãnh đạo hay sự điều chỉnh trong chính sách ngoại giao cũng xuất hiện những tranh luận tương tự.

“Kể từ Đại hội XVIII đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh đã chọn lại hướng phát triển và đưa ra nhiều sự thay đổi về chính sách.

Rất nhiều chính sách được hình thành từ thời đại Đặng Tiểu Bình, thậm một số ý tưởng hoặc phương pháp của bản thân Đặng đã không được chấp hành, thực hiện toàn diện hoặc bị thay đổi, điều chỉnh.

Kỳ thực, đây cũng là một hiện tượng bình thường”, Đa chiều viết.

Bắc Kinh xa rời chiến lược của Đặng Tiểu Bình?

Theo Đa chiều, sau gần 40 năm cải cách, Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng nên rất khó duy trì theo hệ thống quản lý và phương thức phát triển cũ.

Ví như trong chuyến công du Nhật Bản năm 1978, khi được hỏi về vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Đặng cho rằng:

“Chúng tôi [Trung Quốc] cho rằng, việc hai chính phủ né tránh vấn đề này là tương đối sáng suốt. Vấn đề như thế này cần phải nới lỏng, đợi 10 năm cũng không sao. Thời đại chúng ta thiếu sự sáng suốt nên sẽ không đạt được sự đồng thuận khi thảo luận vấn đề này.

Thế hệ kế tiếp sẽ sáng suốt hơn chúng ta, nhất định sẽ tìm được một giải pháp có thể được cả hai bên chấp nhận”.

Hay về vấn đề “một quốc gia, hai chế độ”, Đặng Tiểu Bình từng nói: “Chúng ta phái quân đội đến để duy trì an ninh quốc gia chứ không phải đi can thiệp các vấn đề nội bộ của Hồng Kông. Trong 50 năm, chính sách của chúng ta với Hồng Kông sẽ không thay đổi”.

Giới phân tích nhận định, sự kết hợp giữa chủ trương “gác tranh chấp” và “thao quang dưỡng hối” (tức giấu sức mạnh, phô cái yếu) của Đặng Tiểu Bình là nguyên tắc quan trọng hàng thập kỷ qua của ngoại giao Trung Quốc.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo cách giải thích của chính quyền Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đề xuất “gác lại tranh chấp” một cách có điều kiện.

Một số ý kiến cho rằng, tiền đề của chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” thực ra đều quy về cái gọi là “chủ quyền thuộc về tôi”. Vì thế, theo Trung Nam Hải, kết thúc trạng thái “gác tranh chấp” như thế nào và tại thời điểm nào thì quyền lên tiếng đều thuộc về Trung Quốc.

Mà theo chuyên gia Ralph Cossa thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương, Hawaii, Mỹ, lý luận “gác tranh chấp, cùng khai thác” nếu gắn với một yêu sách chủ quyền phi lý, thì về bản chất, đề nghị này thực ra phải hiểu là: “Cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác”.

Theo các chuyên gia, Đặng Tiểu Bình đã phá vỡ rất nhiều chính sách của Mao Trạch Đông để tiến hành cải cách mở cửa. Tập Cận Bình tiếp tục cải cách, nhất định cũng sẽ phá vỡ một số cấu trúc do Đặng dựng lên.

RELATED ARTICLES

Tin mới