Được nối lại sau khi xảy ra khủng hoảng Ukraine, định dạng đàm phán “2 + 2” giữa Tokyo và Moscow tuy không có nhiều đột phá song nó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhật Bản với người “láng giềng” Nga.
Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Liên bang Nga và Nhật Bản đã tổ chức cuộc hội đàm định dạng “2 + 2” tại Tokyo. Phía Nhật Bản đã đóng băng các cuộc họp dạng này sau sự kiện ở Ukraine. Các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định mong muốn ký kết một hiệp ước hòa bình, thi hành nghị quyết của LHQ về Bình Nhưỡng, và thúc đẩy hợp tác kinh tế. Theo các chuyên gia, Tokyo đã đi đến tái lập quan hệ với Moscow nhằm ngăn chặn việc hình thành liên minh Nga-Trung Quốc.
Đúng như dự kiến, các cuộc đàm phán giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ Trưởng Quốc phòng Tomomi Inada đã không dẫn đến một bước đột phá về vấn đề lãnh thổ.
Nguyên nhân được cho là vì Nga – Nhật Bản đã không thể ký kết một hiệp ước hòa bình kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Tuy nhiên, theo ông Shoigu, Nga và Nhật Bản có mối đe dọa an ninh chung, trong đó có chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Điều này có thể củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa hai bên.
Trước đây cuộc đàm phán trong định dạng “2 + 2” đã từng diễn ra vào tháng 11/2013. Sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine, định dạng bị tạm dừng đến nay. Nhưng năm ngoái, chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin đến Nhật Bản làm cho bầu không khí quan hệ song phương đã trở nên thuận lợi hơn. Ngoại trưởng Kishida nhấn mạnh rằng ông dự định sẽ đẩy mạnh việc chuẩn bị một hiệp ước hòa bình, đó sẽ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hợp tác kinh tế.
Người đồng cấp Nga Lavrov cũng ghi nhận về sự phát triển tích cực trong quan hệ song phương. Theo ông, Moscow đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại về nội dung đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận cũng xuất hiện nhiều bất đồng. Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada phản đối việc quân đội Nga triển khai hệ thống tên lửa chống hạm tại quần đảo Nam Kuril. Moscow trước đó đã tuyên bố rằng Nga có đầy đủ quyền chủ quyền để thực hiện hành động này.
Ngoại trưởng Nga – Nhật Bản |
Tại cuộc họp báo cuối cùng, ông Lavrov đã chỉ trích việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Washington tại Hàn Quốc. Ông cho rằng việc triển khai vũ khí trong khu vực chỉ làm tăng nguy cơ và không phải là một phản ứng phù hợp với mối đe dọa của Triều Tiên. Sau đó mặc dù các bên bày tỏ phản đốichương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên trên cơ sở nghị quyết của Liên Hợp Quốc, nhưng quan điểm hành động của Moscow và Tokyo lại có nhiều khác biệt. Tokyo ủng hộ chính sách cứng rắn của Mỹ, còn Moscow đang ủng hộ chính sách đối thoại ngoại giao.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Độc lập của Nga, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Viễn Đông Victor Pavlyatenko nhận xét: “Nói chung, đó là cuộc gặp nghi lễ sau khi phục hồi định dạng đàm phán. Tuy nhiên, sự kiện này rất quan trọng, vì định dạng kiểu này chỉ có hiệu lực giữa Nhật Bản với các đối tác phương Tây. Nó cho thấy Nhật thực sự quan tâm đến tình trạng đặc biệt trong quan hệ với Nga. Tất nhiên, ở đây cũng có một chút dư vị chống lại Trung Quốc”.
Truyền thông đã viết nhiều về việc xây dựng lòng tin giữa hai bên. Nhưng theo chuyên gia, trong thực tế không có niềm tin ở đây. Tất nhiên, vấn đề về nhà lãnh đạo Triều Tiên và chương trình hạt nhân của họ cũng được đề cập tới. Tuy nhiên, trong danh sách các chủ đề thảo luận chỉ là những vấn đề na ná có tính truyền thống vốn đã được được thảo luận trong một thời gian dài. Dù sao thì với việc đưa ra sự phản đối trước hành động triển khai quân đội Nga trên các đảo tranh chấp, Tokyo đã tái khẳng định rằng quần đảo Nam Kuril là lãnh thổ của Nhật Bản.
Tất nhiên, không nên giảm đi ý nghĩa của cuộc gặp đối với các giá trị của mối quan hệ song phương. Nhật Bản hy vọng sẽ gieo rắc sự nghi ngờ vào chính sách của Nga, lung lay niềm tin của quốc gia này với Nga. Ông Pavlyatenko khẳng định: “Đối với Moscow, họ đã đã đạt được mục tiêu chính trong chuyến thăm của ông Putin đến Nhật Bản năm ngoái là vượt qua vòng cô lập để chứng minh rằng không có giới hạn nào hết. Chúng ta đã làm được điều đó. Còn quần đảo Nam Kuril, kế hoạch xây dựng một khu dân cư tại Moscow – tất cả những thứ này chỉ là chuyện nhỏ”.
Nga đã ký kết thỏa thuận đầu tư 2 tỷ USD với Nhật tại Siberia và Viễn Đông. Đây là một số vùng lãnh thổ ưu tiên phát triển sân bay tại Khabarovsk, và xây dựng nhà kính. Nhật Bản đầu tư 15 tỷ USD về lĩnh vực này trong khu vực Đông Nam Á.
Chuyên gia kết luận: “Mục tiêu chiến lược của chúng ta chính là sự trỗi dậy của Siberia và Viễn Đông. Nhưng người Nhật thực hiện chỉ những dự án có lợi cho họ. Dự án”Sakhalin-2″ sẽ cung cấp cho Nhật Bản khí đốt hoá lỏng. Nhưng Nhật Bản lại không muốn đầu tư tiền bạc. Họ sợ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với Nga”.