Monday, January 27, 2025
Trang chủĐiểm tinMalaysia-Ấn Độ đồng lên tiếng về Biển Đông

Malaysia-Ấn Độ đồng lên tiếng về Biển Đông

Ấn Độ và Malaysia kêu gọi các nước ở Biển Đông tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 trong giải quyết tranh chấp hàng hải. 

Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) bắt tay người đồng cấp Narendra Modi (phải) ở New Delhi – Ảnh: Reuters

Đây là điểm nhấn trong tuyên bố chung giữa thủ tướng Narendra Modi Ấn Độ của thủ tướng Malaysia Najib Razak.

“Cả hai hối thúc tất cả các bên giải quyết tranh chấp một cách hoà bình mà không đe doạ hay sử dụng vũ lực và kềm chế các hoạt động, tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng” – trang NDTV của Ấn Độ dẫn lại tuyên bố chung ngày 2-4.

Ngoài ra, cả hai cũng nhắc lại cam kết tôn trọng sự tự do đi lại và bay qua khu vực Biển Đông, không bị cản trở thương mại dựa trên các luật quốc tế và UNCLOS. 

Thủ tướng Ấn Độ Modi đặc biệt nhấn mạnh rằng New Delhi và Kuala Lumpur ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy thịnh vượng kinh tế, tự do đi lại và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các vùng biển của mình. 

Đây được đánh giá là một tuyên bố đột phá bởi trong cuộc gặp trước vào năm 2015, cả hai lãnh đạo thậm chí không đề cập đến tranh chấp hàng hải ở Biển Đông.

Malaysia là một bên có trong tranh chấp Biển Đông. Ấn Độ ít khi lên tiếng về Biển Đông và những ý kiến của Ấn Độ thường làm Trung Quốc tức giận vì Ấn Độ cũng là một cường quốc của khu vực.

Sau cuộc gặp hôm qua, cả hai nước cũng đồng ý sẽ tăng cường các trao đổi quốc phòng thông qua đối thoại giữa các bộ trưởng quốc phòng.

Trước đó, hai nước đã ký hàng loạt thoả thuận và ghi nhớ tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực nhân chuyến thăm của ông Najib trong dịp hai nước kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Malaysia gần đây cũng cam kết sẽ miễn phí thị thực cho Ấn Độ và cam kết sẽ đơn giản hoá quá trình cấp thị thực.

Hai nước cũng nhất trí về vấn đề chống khủng bố, nhấn mạnh cuộc chiến chống khủng bố không chỉ là việc tiêu diệt các phần tử khủng bố, các tổ chức và mạng lưới, mà cả việc xác định và đưa ra biện pháp chống lại các quốc gia ủng hộ và hỗ trợ tài chính cho khủng bố. 

RELATED ARTICLES

Tin mới