Trong Cách mạng văn hóa, con trai cả của Đặng Tiểu Bình đã buộc phải nhảy lầu dẫn đến gãy xương nhưng vẫn không được các bệnh viện nhận điều trị do là con của người “có vấn đề”.
Ảnh gia đình cố Tổng bí thư Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tại Hà Bắc năm 1946. (Ảnh: QQ)
Con trai liên lụy
Một ngày cuối tháng 8/1968, Đặng Phác Phương – con trai cả của Đặng Tiểu Bình vì không muốn chịu thêm gièm pha – Đặng Tiểu Bình bị bãi miện chức vụ và chịu đấu tố – đã nhân lúc nhóm Hồng vệ binh lơ là cảnh giác, nhảy lầu để thể hiện sự phản kháng cuối cùng.
Trước khi sự việc xảy ra, Phác Phương đã viết một bức thư để lại: “Tôi không hiểu nhiều về “cách mạng văn hóa’, lại càng không thể hiểu hết vấn đề cha tôi gặp phải.
‘Phái tạo phản’ không cho tôi giải thích nên tôi không thể mở lời. Trước tình trạng này, tôi thực sự đã bị dồn đến bước đường cùng”.
Sau khi Phác Phương xảy ra chuyện, Hồng vệ binh cũng bất ngờ và đưa ông đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, phía bệnh viện vừa biết Phác Phương là con trai Đặng Tiểu Bình liền từ chối điều trị.
Sau đó, duy có bệnh viện chính nhánh ba thuộc bệnh viện Đại học Bắc Kinh (Bắc Đại) đã đồng ý chữa trị nhưng chỉ cho ông nằm ngoài hành lang.
Sau một đêm, khi tình trạng trở lên trầm trọng, bệnh viện mới quyết định tiến hành chọc dò tủy sống cho con trai Đặng Tiểu Bình. Lúc này, Phác Phương đã bị gãy xương sống xương sống, toàn thân sốt cao.
Sau khi được cấp cứu, ý thức của Đặng Phác Phương còn rất mơ hồ mặc. Khoảng mười ngày sau, Hồng vệ binh yêu cầu gia đình đưa ông về nhà nhưng gặp phải sự phản đối của các em ông.
Theo Đặng Dung – con gái thứ ba của Đặng Tiểu Bình, để chữa trị cho anh trai, bà và chị gái Đặng Nam đã quyết định đến Văn phòng trung ương đảng để tìm người giúp đỡ.
Hai con gái của Đặng Tiểu Bình đã đến cửa Tây của Trung Nam Hải tìm nhân viên phụ trách sinh hoạt phí nhưng không được gặp.
Liên tục bị từ chối, hai bà đã gọi điện thẳng cho Phòng trực ban Cục cảnh vệ Văn phòng trung ương nhưng cũng giống như những nơi trước, họ cũng từ chối với lý do không quản lý lĩnh vực này.
“Nếu các người dám đưa anh tôi về nhà, chúng tôi sẽ khiêng anh tôi đến thẳng cửa chính của Trung Nam Hải. Chúng tôi sẽ nói với tất cả mọi người rằng, đây là con trai của Đặng Tiểu Bình, đã bị các người làm cho thành ra thế này”, chị em Đặng Dung tức tối hét trong điện thoại.
Cuối cùng, nhóm Hồng vệ binh đã đưa Phác Phương đến bệnh viện chính của trường Bắc Đại. Tuy nhiên, ngay từ đầu, bệnh viện chỉ cử người đến giám sát nhưng không lên phác đồ điều trị cho Phác Phương.
Theo Đặng Dung, trong thời gian này, nhóm Hồng vệ binh thường đến phòng bệnh phê phán, chỉ trích gia đình Đặng trong khi Phác Phương nằm trên giường bệnh, hai mắt trừng trừng, mặc bị nhiếc mắng nhiếc cũng không cất lời.
Người cha khóc lặng
Đặng Dung cho biết, vào ngày 3/5/1969 sau Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc khóa IX (4/1969), Đặng Tiểu Bình viết thư gửi Chủ nhiệm Văn phòng trung ương đảng Uông Đông Hưng. Trong thư, ông thể hiện sự ủng hộ đối với phiên khai mạc và các nghị quyết của đại hội 9. Ông còn nhờ Uông chuyển thư lên Chủ tịch, phó chủ tịch và trung ương đảng.
Đúng như nguyện vọng của ông, bức thư được chuyển đến tay Mao Trạch Đông. Mao xem xong đã chuyển lại cho Lâm Bưu – nhân vật thuộc “bè lũ bốn tên” và các ủy viên Bộ chính trị.
Theo đó, nhờ bức thư mà sau đại hội 9, điều kiện sống của Đặng Tiểu Bình – lúc này vẫn bị quản thúc trong Trung Nam Hải – đã được cải thiện, các con được phép vào thăm nom cha mẹ.
Khi đó, Đặng Nam được thông báo thứ Bảy hàng tuần đều có thể đến Trung Nam Hải thăm Đặng Tiểu Bình.
Một buổi trưa năm 1969 – sau hai năm không được gặp các con, vợ chồng Đặng quyết định ăn cơm trưa xong, không ngủ trưa mà ngồi đợi các con đến thăm.
“Sao chỉ có mình con, mấy đứa khác đâu?”, bà Đặng thắc mắc khi chỉ có mình Đặng Nam đến thăm.
Sau khi nghe lời giải thích của con gái, bà Đặng hỏi tiếp: “Bé Mập đâu?” (Bé Mập là biệt danh của Phác Phương) nhưng bị Đặng Nam lảng tránh không trả lời, nói muốn đi gội đầu.
Nghi ngờ nên bà đi theo hỏi lại. Cuối cùng, Đặng Nam đành kể lại sự việc cho bà nghe. Nghe xong chuyện, bà Đặng khóc nức nở. Theo Đặng Dung, bà Đặng còn khóc rõng rã mấy ngày liền sau đó.
Khi biết chuyện về con trai, Đặng Tiểu Bình không nói một lời, ông chỉ không ngừng châm thuốc. Đặng Nam đi rồi, Đặng mới an ủi vợ.
Sau đó, Đặng Tiểu Bình đã viết thư gửi Mao Trạch Đông, đề xuất giúp đỡ sắp xếp để Phác Phương được tiến hành điều trị.
Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã đồng thời phê chuẩn lời đề nghị này của Đặng Tiểu Bình. Theo chỉ thị, Uông Đông Hưng đã liên hệ với bệnh viện Giải phóng quân 301 về việc của Phác Phương.
Tuy nhiên, do Khâu Hội Tác – quản lý bệnh viện là thân tín của Lâm Bưu nên dưới sự chỉ đạo của Lâm Bưu, bệnh viện đã không chịu tiếp nhận Phác Phương vì là con của người “có vấn đề”.
Sau đó, khi Uông Đông Hưng đưa ra chỉ thị của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, Khâu mới đồng ý để Phác Phương được nhập viện điều trị.