Monday, December 23, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ đã phá hỏng chương trình thử nghiệm tên lửa của Triều...

Mỹ đã phá hỏng chương trình thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên?

Giới chuyên gia cho rằng, những thử nghiệm tên lửa thất bại của Triều Tiên có thể xuất phát từ những hành động phá hoại của Mỹ.

Mỹ đã bí mật ra tay phá chương trình thử nghiệm tên lửa Triều Tiên?

Những tuyên bố đáng ngờ của Mỹ

Một tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên (chưa xác định được chủng loại) đã phát nổ chỉ vài giây sau khi phóng lên từ một địa điểm gần thành phố cảng Sinpo, hôm chủ nhật – ngày 16 tháng 4, trùng với thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đến bán đảo Triều Tiên.

Theo giới truyền thông, ông Mike Pence đến Seoul để hội đàm với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc về cách đối phó với “sự hiếu chiến” của Bình Nhưỡng, với hàng loạt vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Sự thất bại của vụ phóng xảy ra một ngày sau khi một cuộc diễu hành quân sự ngoạn mục qua trung tâm Bình Nhưỡng để kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Il-sung, người sáng lập chính quyền Triều Tiên hiện nay.

Trong cuộc diễu hành hoành tráng này, Triều Tiên đã giới thiệu hơn 50 loại tên lửa khác nhau, bao gồm những hiển thị đầu tiên của một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và phiên bản cải tiến lần 3 của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ xe cơ động KN-08.

Vụ phóng tên lửa thất bại lần này và cả trước đây không có gì là lạ đối với một quốc gia đang chập chững phát triển như Bình Nhưỡng. Nhưng đáng chú ý là những ý kiến ​​của các quan chức Mỹ trước và sau khi tên lửa của Triều Tiên nổ đã cho thấy nhiều điều đáng nghi vấn.

“Chúng tôi đã có những thông tin tình báo tốt trước và sau khi tên lửa được phóng đi” là một minh chứng rõ ràng. Trong thông báo tiếp theo, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết họ đã phát hiện và theo dõi toàn bộ vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Một quan chức quốc phòng Mỹ nhận xét: “Đó là một thử nghiệm thất bại. Nó là vụ thử nghiệm tiếp thất bại tiếp theo của Triều Tiên. Chúng ta không cần phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để ngăn ngừa điều đó”.

Các câu trả lời của các quan chức Mỹ và sự xác nhận nhanh chóng về thất bại của vụ phóng, cùng với sự xuất hiện của Phó tổng thống Mỹ cho thấy, các chương trình tên lửa và hạt nhân của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên đang được các cơ cấu tình báo Mỹ theo dõi chặt chẽ bằng các các công cụ điện tử và trên không gian mạng.

Một vụ phóng tên lửa trước đây của Bình Nhưỡng vào ngày 05 tháng 4 cũng đã thất bại, khi tên lửa bị lỗi điều khiển trong hành trình bay và sau đó nó đã lao xuống vùng biển Nhật Bản. Trước đó, Triều Tiên cũng có một vụ phóng tên lửa thất bại vào hồi cuối tháng 3.

Với rất nhiều vụ phóng thất bại cùng các luận điểm đáng ngờ của giới chức quân sự và tình báo Mỹ, các chuyên gia quân sự và tình báo của DEBKAfile (Israel) cho rằng, Washington có thể đã tung đòn phá hoại các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, khiến chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng lâm vào ngõ cụt.

Những phương án phá hoại chương trình tên lửa Triều Tiên

Các chuyên gia của DEBKAfile đã đưa ra bốn phương pháp phá hoại mà rất có thể người Mỹ có thể áp dụng để ngăn chặn các vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên:

Thứ nhất: Phá hoại bộ phận nhiên liệu của tên lửa, hệ thống dẫn đường của nó hoặc hệ thống thông tin liên lạc, hoặc bộ phận vỏ tên lửa hoặc các bệ phóng của nó.

Phương pháp: Cắt dây cáp hoặc đường dẫn nhiên liệu, thay đổi lập trình hệ thống kiểm soát bay… Trong phương án này, người thực hiện có thể là các kỹ sư Triều Tiên bí mật hợp tác với Mỹ hoặc hỗ trợ Mỹ vì lòng căn thù chế độ hoặc lợi dụng sự ghen tị lẫn nhau…

Thứ hai: 2. Phá hoại hệ thống chỉ huy và kiểm soát của tên lửa, chẳng hạn như thay đổi lệnh bay, hệ thống khởi động đánh lửa, hoặc can thiệp ra lệnh cho nó tự hủy (lệnh này được lập trình để tránh cho tên lửa rơi xuống một vị trí ngoài ý muốn hoặc rơi vào tay kẻ thù).

Phương pháp: Bí mật cài lại các tệp lệnh dẫn đường trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát, hoặc can thiệp vào bộ điều khiển chịu trách nhiệm đưa ra các lệnh dẫn đường tên lửa. Thủ phạm có thể là nhân viên trung tâm điều khiển hoặc kỹ sư quân sự tham gia vào xây dựng chương trình chỉ huy và kiểm soát.

Thứ ba: Sử dụng các thiết bị chiến tranh điện tử, tác động vào các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Trung tâm kiểm soát vụ phóng bằng cách phát các xung điện từ mạnh mẽ để cắt đứt hoặc gây nhiễu các đường truyền số liệu, phá vỡ thiết lập thông tin liên lạc của Trung tâm chỉ huy với tên lửa.

Phương pháp này có thể được lực lượng cả 3 Quân chủng không quân, lục quân và hải quân của Mỹ và một vài đồng minh lớn ở châu Âu, tiến hành từ các tàu trinh sát-tác chiến điện tử; máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không, máy bay tác chiến điện tử hoặc vệ tinh quân sự.

Thứ tư: Tiến hành một cuộc tấn công từ trên mạng chống lại hệ thống kiểm soát của tên lửa, thay đổi các lệnh được truyền dẫn qua mạng máy tính để làm rơi tên lửa của Triều Tiên.

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc cấy các phần mềm độc hại cho phép kẻ tấn công để nắm quyền kiểm soát của hệ thống máy tính mà không bị phát hiện, chủ yếu do các cơ quan tình báo Mỹ, đầu tiên và quan trọng nhất là Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA-National Security Agency).

Với những phương án đa dạng và rất nhiều các phương tiện phá hoại, Mỹ hoàn toàn có thể đã ra tay ngăn chặn các thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên, khiến chúng liên tiếp thất bại, làm chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng bị lâm vào bế tắc.

RELATED ARTICLES

Tin mới