Wednesday, November 20, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐức nói thẳng sự thật Ukraine không vào được EU

Đức nói thẳng sự thật Ukraine không vào được EU

Truyền hình Đức nói thẳng nỗ lực của Ukraine để gia nhập EU là rất khó khăn và Ukraine hiện nay thậm chí còn không bằng thời 1991.

Ukraine luôn mong ngóng được vào EU

Kênh truyền hình N-TV của Đức mới đây đăng tải bài viết về Ukraine và ước mơ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của họ.

Tờ báo cho rằng, mong muốn được công nhận là một quốc gia châu Âu là mong muốn từ lâu và luôn thôi thúc Ukraine. Trên các con đường ở Thủ đô Kiev, những biểu hiện rõ ràng nhất của việc khao khát được trở thành một quốc gia thuộc Liên minh EU là việc người dân treo những là cờ EU bên cạnh lá cờ Tổ quốc.

Trong các siêu thị ở Kiev, người dân châu Âu cảm thấy gần như ở nhà: trên kệ hàng có đầy đủ các loại thực phẩm quen thuộc chứ không chỉ là các thực phẩm địa phương. Không có điều gì gợi nhớ lại tình huống 3 năm trước đây ở trung tâm Kiev: chướng ngại vật chất đống thành rào chắn, lốp xe cháy đỏ rực và xảy ra các vụ bắn giết giao tranh dẫn đến thương vong nhiều người – cả phía những người biểu tình lẫn bên cảnh sát.

“Kiev đang cố gắng để tạo ra một bầu không khí háo hức thay đổi – trong khi cuối cùng cuộc chiến của Ukraine đấu tranh cho sự sống còn đã được giải quyết, ngoài ra điều đó không có nghĩa là mang lại lợi ích đối với một dân tộc vốn đã bị chia rẽ” – kênh truyền hình Đức đánh giá. 

Về tài chính, Ukraine không loại trừ nguy cơ phá sản. Nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này vẫn còn phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây, bất chấp tuyên bố gần đây về các con số tăng trưởng kinh tế.

Chỉ mới đây, EU và IMF chuyển vào tài khoản của Ukraine đợt viện trợ tiếp theo một khoản 1,5 tỷ euro theo chương trình 4 năm để ổn định nhà nước, trong khoản dự định 16,5 tỷ euro cung cấp cho Kiev.

Còn về quân sự, tình hình thậm chí còn khó khăn hơn.

Bán đảo Crimea đã nằm trong tay Nga kể từ năm 2014. Còn chiến trường miền Đông Ukraine thì chưa khi nào nguội lạnh. Nhiều người tử nạn ở Donbass. Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Ukraine, cuộc giao tranh với phe ly khai thân Nga đã khiến khoảng 10.000 người chết, trong đó có 2.650 binh sĩ thiệt mạng.

Thật khó để xem rằng, khu vực Donetsk và Luhansk bao giờ mới quay trở lại sự kiểm soát của Chính phủ tại Kiev. Đây cũng là điều Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhắc tới.

Người châu Âu đang bất lực và nhấn mạnh vào việc tuân thủ thỏa thuận Minsk. Còn với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đề tài Ukraine lại không phải là vấn đề ưu tiên.

Kênh truyền hình Đức cho rằng, người Ukraine đã trải qua một giai đoạn khó khăn nhất, hơn cả tình trạng khi đất nước này giành độc lập vào năm 1991. Thật khó để cho rằng, quốc gia này sẽ giữ được lãnh thổ và dân số như họ đã có trước năm 2014 được lần nữa. 

Việc Ukraine mong muốn gia nhập vào liên minh EU được đánh giá lá khó khăn chồng khó khăn bởi các điều kiện cần tuân thủ và cả sự phản đối của một thành viên trong liên minh – Hà Lan.

Cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề liên kết EU với Ukraine diễn ra tại Hà Lan ngày 6/4/2016 với kết quả 61% cử tri bỏ phiếu phản đối.

Người dân Hà Lan đã bỏ phiếu chống thỏa thuận này vì lo thỏa thuận sẽ buộc EU phải cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc quân sự cho Ukraine. Dù số lượng người tham gia trưng cầu thấp và cuộc bỏ phiếu cũng chỉ mang tính “tham khảo” nhưng chính phủ Hà Lan tuyên bố sẽ tuân theo ý nguyện của người dân.

Tới tháng 2 vừa qua, Hà Lan đã phê chuẩn Thỏa thuận về liên kết giữa EU và Ukraine.

Thay vào đó, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tiến hành các cuộc đàm phán tại Brussels (Bỉ) và hội nghị thượng đỉnh EU, tuyên bố nêu rõ Thỏa thuận về liên kết không phải bước đầu tiên trên con đường Ukraine gia nhập EU, không đưa ra đảm bảo an ninh, không hỗ trợ tài chính bổ sung cho Kiev và không trao quyền cho người Ukraine cư trú và làm việc tại EU.

Tới nay, người dân Ukraine đã được miễn thị thực ngắn hạn vào châu Âu. Nhưng tương lai để trở thành một thành viên EU chắc chắn vẫn còn rất xa vời.

RELATED ARTICLES

Tin mới