ASEAN đã đi được một chặng đường dài kể từ khi thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Giờ đây mức thuế trong lĩnh vực thương mại nội khối thuộc khu vực thương mại tự do của ASEAN gần như đã được loại bỏ và ASEAN đang hướng tới hình thành thị trường chung trong thập kỷ tới.
Hội nghị Ngọai trưởng MỸ-ASEAN nói về vấn đề Biển Đông
Tuy nhiên những bất đồng về vấn đề an ninh khu vực, nhất là các tranh chấp ở Biển Đông đang đe dọa sự đoàn kết của toàn khối. Trong đó Philipin lại liên quan trực tiếp đến các tranh chấp này. Mặc dù chưa đạt được nhiều kết quả, sóng Manila vẫn tiếp tục tìm kiếm sự đồng hành của các quốc gia Đông Nam Á để đối phó với những hành động đơn phương mang tính cưỡng bức của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia nhỏ hơn có tuyên bố chủ quyền.
Trong cuộc họp giữa Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Philipin, các quốc gia thành viên đã bày tỏ sự quan ngại chung đối với các hành động quân sự hóa tại các khu vực có tranh chấp. mặc dù không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc nhưng các thành viên ASEAN đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc triển khai hệ thống các vũ khí hiện đại tại các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông. Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tiếp tục nhắc lại sự cần thiết phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tại Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc để quản lý hành động của các bên phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế..
Tuy nhiên sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của tổng thống Philipin Rodrigo Duterte đã tạo ra những quan ngại cho các quốc gia liên quan do ông quá tập trung vào vấn đề hợp tác với Trung Quốc, gác lại các tranh chấp tại Biển Đông. Chính sách này có thể giúp phát triển hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, song lại tạo ra những nguy cơ nguy hiểm làm cho ASEAN rơi vào quỹ đạo đã được Trung Quốc đơn phương lập ra từ trước.
Để đảm bảo uy tín, ASEAN cần phát huy những kết quả đạt được nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp giữa các nước thành viên.
ASEAN có thể sớm thúc đẩy xây dựng khu vực thương mại tự do, tạo hy vọng cho việc hình thành thị trường chung ASEAN, bên cạnh đó những tranh chấp vẫn còn tồn tại cần được ASEAN đưa ra thảo luận và giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông – thách thức an ninh chính tại khu vực – cho tới nay vẫn chưa đem lại kết quả. Trên thực địa, Trung Quốc vẫn đang tăng tốc vẽ lại bản đồ chiến lược tại Biển Đông thông qua bồi đắp xây dựng các đảo phi pháp, dùng vũ lực phong tỏa các bãi cạn Scarborough, mở rộng các hoạt động quân sự hiện diện tại các khu vực tranh chấp, đồng thời quấy rối các hoạt động khai thác tài nguyên và đánh bắt cá của các nước khác.
Trong bối cảnh như vậy ASEAN vẫn chưa đạt được đồng thuận trong việc phản đối Trung Quốc, ngay cả với phán quyết của Tòa trọng tài phán quyết trong vụ Philipin kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền phi lý tại Biển Đông, ASEAN cũng không đạt được đồng thuận.
Vấn đề vướng mắc chính ở đây được cho là nguyên tắc đồng thuận của ASEAN .
Trung Quốc đang gây ảnh hưởng lên các thành viên ASEAN để ngăn chặn sự ảnh hưởng của khối nhằm buộc các bên phải đàm phán song phương với trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Rất khó để đạt được đồng thuận trong vấn đề Biển Đông. Đã 15 năm kể từ khi ký kết tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), ASEAN vẫn đang phải vật lộn để hinh thành bộ khung của COC.
Mặc dù Philipin cam kết thúc đẩy nhanh đàm phán bộ khung COC, tuy nhiên con đường dẫn đến sự đồng thuận còn đầy chông gai. Nếu không có sự đột phá trên mặt trận đa phương, thay vì tiến hành các cuộc đàm phán trong vô vọng, các nước Đông nam Á có yêu sách nên cùng thảo luận để đạt được sự đồng thuận về COC giữa các thành viên, nhằm tạo áp lực buộc Trung Quốc tham gia COC.
Tuy nhiên có lẽ chính quyền của ông Duterrte lại muốn thành viên khu vực tập trung vào các vấn đề đồng thuận, để các vấn đề Biển Đông lại giải quyết theo các biện pháp song phương. Ngoại trưởng Philipin Perfecto Yasay từng nói rõ Philipin sẽ không đưa các phán quyết của tòa trọng tài ra thảo luận khi Philipin ở cương vị chủ tịch ASEAN vì chỉ có một số thành viên ASEAN ủng hộ vấn đề này.
Đối mặt với quan ngại gia tăng về vấn đề cướp biển và sự phát triển của tổ chức IS tại Đông nam Á, ông Duterte có lẽ còn muốn thúc đẩy các hoạt động trên thực địa và việc chia sẻ thông tin tình báo nhằm giải quyết các vấn đề trên. Để đạt được mục đích này, chính quyền của ông đang chuẩn bị tuyên bố Manila, nhằm đối phó sự trỗi dậy của chủ nghĩa bạo lực cực đoan và quá khích.
Cùng với cuộc chiến chống ma túy, ông Duterte mong muốn đưa vấn đề đấu tranh với các loại tội phạm xuyên quốc gia và các hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp vào trọng tâm chương trình khu vực, bằng cách này ông cũng có thể bảo vệ được các chính sách vốn đang gây nhiều tranh cãi tại Philipin. Chính quyền Philipin cũng có thể tranh thủ được các sáng kiến phát triển tại khu vực như ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm thúc đẩy kinh tế, cơ sở hạ tầng nội khối với vốn và kinh nghiệm của Trung Quốc.
Nếu xem nhẹ các tranh chấp ở Biển Đông, chỉ tập trung vào các vấn đề khác trong thời gian giữ chức chủ tịch ASEAN, Philipin có thể rơi vào thách thức an ninh lớn nhất tại Đông Nam Á.