Mỹ đang thể hiện sẽ lập hàng rào phong tỏa trên không, trên biển nếu Bình Nhưỡng phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng liệu có hiệu quả?
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu chuyên về Triều Tiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tìm cách bao vây hải quân hay áp đặt vùng cấm bay chống Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thành công trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chứ không chọn cách tấn công trực tiếp.
Tổng thống Mỹ sẽ coi việc này là “giới hạn đỏ” đối với Triều Tiên và trong trường hợp Bình Nhưỡng phát triển ICBM thành công thì việc “áp dụng hành động quân sự chống Triều Tiên sẽ là phương án dễ được tính đến nhất.”
Tuy nhiên, ông Trump sẽ kiềm chế việc tấn công quân sự trực tiếp vào Triều Tiên vì lo ngại tấn công trả đũa ồ ạt và gây thiệt hại lớn. Bản thân ông Trum cũng chưa đánh giá hết nội lực, tiềm năng của Triều Tiên. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ sẽ thực hiện phong tỏa bán đảo này mà vẫn tạo ra tình trạng căng thẳng quân sự.
Các phương án quân sự, bao vây hải quân, và việc áp đặt vùng cấm bay cũng có thể làm gia tăng căng thẳng quân sự ở khu vực Đông Bắc Á gây áp lực trực tiếp cho Triều Tiên.
Chính vì lý do này dẫn tới quyết định của Mỹ về việc vẫn triển khai tàu sân bay Carl Vinson tại vùng biển phía Đông của Bán đảo Triều Tiên sau tháng 5/2017.
Ngoài ra, một câu hỏi chính nữa sẽ là Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng ra sao nếu Mỹ có những hành động như vậy và nếu các cường quốc khu vực không quản lý tốt các yếu tố rủi ro, Đông Bắc Á rất có thể rơi vào vòng xoáy của đối đầu vũ trang giữa các cường quốc. Khu vực Đông Bắc Á nhiều khả năng sẽ trượt dài vào vũng lầy đối đầu quân sự.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Nga và Trung Quốc có thể tìm cách tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ, tăng cường nỗ lực thúc đẩy Triều Tiên quay lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân