Saturday, December 28, 2024
Trang chủĐiểm tinHứng 90 phát súng, thiết bị bay vẫn trở về Triều Tiên

Hứng 90 phát súng, thiết bị bay vẫn trở về Triều Tiên

Vật thể bay không xác định từ Triều Tiên bay qua ranh giới quân sự Hàn Quốc đã bị bắn 90 phát súng máy được cho là đã trở về Bình Nhưỡng.

Triều Tiên đưa thiết bị bí ẩn và trở về ngay mà Quân đội Hàn Quốc đang cảnh báo à điều tra.

Tân Hoa Xã hôm 23/5 thông tin, vật thể bay chưa được xác định bay qua biên giới liên Triều đã trở về Triều Tiên.

Trong một tuyên bố, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết quân đội nước này đã tăng cường giám sát trên không và duy trì tình trạng sẵn sàng phòng thủ.

Theo truyền thông Hàn Quốc, quân đội nước này nhận định rằng vật thể bay này có thể là một thiết bị bay không người lái (UAV) của Triều Tiên.

Trước đó, khoảng 4h chiều cùng ngày, một vật thể không xác định của Triều Tiên đã bay qua đường ranh giới quân sự liên Triều (MDL) về phía Nam tại khu vực Chorwon ở tỉnh Gangwon, thuộc khu vực phía Đông của Hàn Quốc.

Quân đội Hàn Quốc đã nổ súng 90 phát bằng súng máy K-3 và phát lời cảnh báo đối với vật thể này. Phía Triều Tiên vẫn chưa đưa ra bình luận gì sau vụ việc.

Cùng ngày 23/5, Bình Nhưỡng chỉ trích việc các nước lên án về vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên trong phiên họp tại Liên Hiệp quốc về việc tăng cường trừng phạt Triều Tiên.

Đại diện của phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp quốc khẳng định sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân.

“Hoa Kỳ và các hành động gia tăng níu kéo các nước khác cùng theo quan điểm với mình trong việc hạn chế các chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên sẽ chỉ làm gia tăng thù địch”- Telegraph dẫn lời vị quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói.

Roh Jae Cheon, người phát ngôn của Tổng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, ngày 23/5 xác nhận: “Các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ tin rằng Triều Tiên đã có được nhiều dữ liệu quan trọng để tăng cường độ tin cậy và chính xác của tên lửa qua vụ thử”.

Tuy nhiên, theo Yonhap, Hàn Quốc vẫn đang đánh giá và xác minh khả năng đầu đạn của Triều Tiên có thể tự quay lại bầu khí quyển Trái đất hay không. Đây được xem là một trong những điểm mấu chốt để đánh giá sự thành công của một tên lửa đạn đạo.

Những căng thẳng gần đây diễn ra chỉ 5 ngày sau khi ông Moon Jae-in nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc. Ông Moon cũng từng cảnh báo về khả năng xảy ra đụng độ dọc theo biên giới khi căng thẳng tăng cao do sự phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

“Tôi sẽ không bao giờ chịu đựng được sự khiêu khích và những mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên”, ông Moon nói trong một chuyến viếng thăm Bộ Quốc phòng ở Seoul, kêu gọi quân đội thực thi “tư thế bảo vệ đất nước”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi đang sống trong thực tế có nhiều khả năng xung đột quân sự” dọc theo biên giới tách hai miền Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên hôm 23/5, ông đã bắn một tên lửa Pukguksong-2. Tổng thống Kim Jong-un khi đó tuyên bố khởi động đã thành công và ra lệnh cho vũ khí được sản xuất hàng loạt, triển khai cho các hoạt động chiến đấu.

Một tuần trước đó, Triều Tiên đã bắn một tên lửa Hwasong-12, một tên lửa đạn đạo tầm trung mới được phát triển.

Bất chấp các lệnh trừng phạt đơn phương và đa phương, Triều Tiên vẫn không từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, với mục tiêu cuối cùng là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân.

Xâu chuỗi lại các sự kiện có thể thấy Triều Tiên đang đi đúng hướng như Triều Tiên lên kế hoạch trước đây. Vụ bắn thử tên lửa ngày 21/5 là lần phóng thử thứ 84 được tiến hành dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un kể từ khi ông lên cầm quyền cuối năm 2011, theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ.

Tháng 2/2016, Triều Tiên bắn thành công tên lửa đẩy Unha-3, đưa vệ tinh vào quỹ đạo đồng bộ Mặt trời. Unha-3 thực chất là phiên bản dân sự của ICBM Taepodong-2 có tầm bắn 10.000-15.000km (3 tầng động cơ), hoặc từ 4.000-10.000km (2 tầng động cơ). Tháng 9 cùng năm, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công động cơ đẩy tên lửa thế hệ mới.

Tháng 1/2017, trong thông điệp đầu năm mới, ông Kim Jong Un tuyên bố Triều Tiên đang đạt tới giai đoạn cuối cùng của việc chế tạo một ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nhắm vào Mỹ.

Tháng 3/2017, Bình Nhưỡng tuyên bố lần thứ hai thử thành công động cơ đẩy tên lửa thế hệ mới. Cùng thời gian đó, nước này tuyên bố đã “thu nhỏ” thành công đầu đạn hạt nhân có thể lắp trên các tên lửa đạn đạo có trong biên chế.

Tháng 5/2017, Triều Tiên bắn thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-12 có tầm bắn đủ sức đe dọa căn cứ Guam của Mỹ. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng và được bắn ở góc cao để tránh “đe dọa đến an ninh.

Vật thể bay không xác định từ Triều Tiên bay qua ranh giới quân sự Hàn Quốc đã bị bắn 90 phát súng máy được cho là đã trở về Bình Nhưỡng.

RELATED ARTICLES

Tin mới