Chuyên gia Nga đã khâm phục trước sức mạnh của tàu khu trục mang máy bay lên thẳng Izumo 183 và tàu khu trục Sazanami 113 của Nhật.
Nhân chuyến thăm cảng Cam Ranh của 2 tàu chiến Nhật Bản là tàu khu trục mang máy bay lên thẳng Izumo 183 và tàu khu trục Sazanami 113 từ ngày 20/5/2017, xin giới thiệu vài viết của chuyên gia quân sự Nga Oleg Kuptsov (đăng trên Svobodnaia Pressa.ru (Nga) ngày 13/3/2017) về sức mạnh đáng nể của các tàu khu trục Hải quân Nhật:
“Các tàu chiến Nhật Bản có 2 đặc điểm nổi bật sau đây:
1/ Kết cấu tàu thể hiện tính cẩn thận đáng nể và sự để ý đến từng chi tiết dù nhỏ của các kỹ sư Nhật;
2/ Các tàu đều có “tuổi đời” rất trẻ, phần lớn trong số đó được hạ thủy trong vòng 10 năm trở lại đây.
Chỉ trong vòng một thập kỷ, Hải quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JMSDF) đã tiếp nhận và đưa vào trang bị tới 10 tàu khu trục mới.
Công cuộc tăng cường và đổi mới đội tàu chiến Nhật Bản được tiến hành lặng lẽ, không hề có những lời phát biểu “có cánh” và lại càng không có những tuyên bố kiểu như đến năm N sẽ có Y tàu chiến được đưa vào trang bị. Người Nhật làm nhưng không nói.
Trong 10 tàu đó (đưa vào trang bị trong 10 năm trở lại đây) có 4 chiếc được phân loại là tàu khu trục mang máy bay lên thẳng.
Các tàu này có boong chứa máy bay lên thẳng và có kích thước lớn hơn tàu khu trục thường . Nhưng đấy không phải là “Mistral” như của Pháp.
Tàu mang máy bay lên thẳng của Nhật có chức năng hoạt động trên các vùng biển mở, trong đội hình cụm tàu chiến tốc độ cao. Nó có những tính năng gần tương đương với tàu tuần dương mang máy bay Xô Viết (tức tàu tuần dương máy bay hạng nặng dự án 1143 – “Đô đốc Kuznhetsov”– ND) nhưng có kích thước nhỏ hơn và có những tính năng chuyên sâu hơn để giải quyết những nhiệm vụ rất cụ thể (ví dụ như nhiệm vụ chống ngầm).
Những tàu (khu trục mang máy bay lên thẳng) này “thừa hưởng” những đặc điểm sau của tàu khu trục:
Được trang bị tổ hợp các phương tiện phát hiện rất ấn tượng (các radar mạng pha, thiết bị định vị thủy âm). Còn trên các tàu mang máy bay lên thẳng chống ngầm kiểu “Hyuuga” – còn có thêm một tổ hợp phòng thủ mạnh, 60 tên lửa phòng không tầm trung.
Hai tàu khu trục ( kiểu “Atago”) – là bản copy phóng to của các “Burke“ (tàu khu trực lớp “Arleigh Burke”) của Mỹ, được trang bị hệ thống “Aegis”, 90 tổ hợp phóng tên lửa phòng không có điều khiển và các tên lửa đánh chặn trên vũ trụ SM-3.
Bốn chiếc cuối cùng – các tàu khu trục tên lửa kiểu “Akizuki” (mới đưa vào trang bị trong các năm 2012 -2014). Đây là những tàu không lớn (lượng giãn nước 7.000 tấn), nhưng có những trang thiết bị điện tử hiện đại nhất. Nhiệm vụ của chúng (các trang thiết bị điện tử) – phát hiện các mục tiêu bay thấp.
Việc đưa các tàu này vào trực chiến này đã hoàn thành kế hoạch thành lập tuyến phòng không ngoại vi của các binh đoàn phòng không Nhật Bản. Trong sơ đồ này “các tàu khu trục đánh gần” yểm trợ “các tàu cao cấp hơn” – tức yểm trợ những tàu được trang bị hệ thống Aegis chịu trách nhiệm đánh chặn các mục tiêu ở độ cao lớn.
Chưa nước nào có một hệ thống bài bản như vậy, thậm chí kể cả Hải quân Mỹ.
Nhưng chỉ sau không đầy 2 năm, người Nhật lại cho hạ thủy một tàu khu trục kiểu mới (lớp DD25), có tên gọi là “Asaki”. Để vinh danh chiếc tàu bọc thép “Asahi” từ thời Chiến tranh Nga – Nhật .
Lễ hạ thủy tàu khu trục , ngày 19/10/2016 |
Người làm – không nói, kẻ nói – không làm
Sự xuất hiện của “Asaki” là một bất ngờ thậm chí đối với cả những người chăm chú theo dõi công việc đóng tàu chiến trên toàn thế giới.
Trước đó chỉ có những tin đồn rất không rõ ràng về việc (người Nhật ) thiết kế 2 seri tàu khu trục mới – dự án DD25 và dự án triển vọng DD27, các tàu dự án DD27 sẽ kết hợp sử dụng loại vũ khí thông thường với những vũ khí được chế tạo theo những nguyên tắc vật lý mới.
Không có bất kỳ thông tin nào về những tính năng cụ thể và số lượng các tàu đang được đóng .
Và nói chung, có đến tận bây giờ, vẫn không có thêm nhiều thông tin (về những tàu này).
Tàu JS Akahi, số hiệu “119”. Chiều dài thân 151 m, chiều rộng 18.3 m. Lượng giãn nước chuẩn 5.100 tấn – nếu tính đầy đủ thì trong khoảng 7.000 tấn. Đặc điểm khác biệt chủ yếu là có thiết bị định vị thủy âm kiểu mới, tên và các tính năng (của thiết bị thủy âm này) không được công bố.
Tất cả những gì (ngoài các thông tin trên) còn lại, chỉ là các kết luận rút ra căn cứ vào các bức ảnh được cung cấp .
Một trong những hình ảnh của chiếc tàu DD25 đang được đóng |
Trước hết, cần phải thừa nhận rằng, người Nhật dù sao cũng đã đóng được những chiếc tàu khu trục không giống tàu sân bay.
Từ những tuyên bố công khai, chức năng chính của “Asahi” là phòng thủ chống ngầm. Khi thiết kế tàu, các kỹ sư Nhật đã không áp dụng nhiều giải pháp đột phá, kết cấu tàu không có nhiều thay đổi.
Tàu DD25 – chỉ là một bước tiến tiếp theo trong quá trình phát triển các tàu khu trục Nhật trong những năm 2010 ( “Hyuuga”, “Izumo”, “Akizuki”). Tàu “Asahi” cũng mang các tổ hợp tác chiến và phương tiện phát hiện tương tự như các tàu trên.
Ở phần trên của tàu có thể thấy rõ các thành phần với các hình dạng đặc trưng – vị trí để lắp đặt ăng ten của radar đa năng, tương tự như FCS-3A. Tổ hợp radar gồm 8 radar mạng pha chủ động.
Bốn radar có chức năng phát hiện mục tiêu, bốn radar khác – dẫn đường tên lửa. Hệ thống này có nhiệm vụ đánh trả các cuộc tấn công trong khu vực gần của các tên lửa chống hạm bay thấp.
Các ăng ten của radar trên tàu khu trục mang máy bay lên thẳng “Hyuuga” |
Hệ thống thông tin tác chiến – rất nhiều khả năng đó là hệ thống ATECS .
“Advanced technology command system” (ATECS) – đấy là thiết kế của Nhật Bản, có tính đến mọi yếu tố kỹ thuật và chiến thuật sử dụng tàu trong tác chiến, hệ thống này cũng còn được gọi là “các Aegis Nhật Bản”.
Các khả năng của “Asahi” mới tương đương với các tàu dự án trước – “Akizuki”. Điểm khác biệt chủ yếu so với “Akizuki” là nó được lắp sonar mới như đã nói ở trên, các tính năng của sonar mới này cũng được giữ bí mật.
Trong các bức ảnh không thấy có hình của một hệ thống thủy âm nào. Có thể, hệ thống thủy âm trên tàu là các ăng ten thủy âm kéo theo tàu và/hoặc là các ăng ten thay đổi theo độ sâu. Cùng với những thay đổi cần thiết trong hệ thống điều khiển – thông tin tác chiến.
Ở phần đuôi tàu có khu để máy bay và bãi hạ cánh.
Vũ khí – vẫn theo truyền thống, 32 hoặc 16 hầm phóng dưới boong tàu. Có thể không cần phải để ý quá nhiều đến số lượng. Cũng như các tàu hiện đại khác , “Asahi” sẽ không mang theo đủ số lượng vũ khí theo thiết kế để tiết kiệm phương tiện trong thời bình. Khi cần thiết, số lượng các tổ hợp phóng và các loại vũ khí khác trên tàu chắc chắn sẽ tăng lên.
Mặc dù không có thông tin về thành phần của các vũ khí trên tàu, ý nghĩa (quan trọng) của việc xuất hiện một kiểu tàu như vậy (“Asahi”) là điều không cần phải bàn cãi. Một trong những yêu cầu quan trọng của Học thuyết (quân sự) Nhật Bản là thiết lập hệ thống phòng thủ theo tuyến (phòng không/chống ngầm) cho các khu vực cơ động tác chiến của những tàu đang thực hiện nhiệm vụ phòng chống tên lửa.
Người Nhật hiểu rất rõ mối đe dọa cả từ các tên lửa bay thấp lẫn các tàu ngầm hiện đại. Chính vì thế mà song song với việc đóng các tàu khu trục với nhiều khả năng phòng thủ hiện đại, người Nhật còn đóng các tàu tốc độ lớn mang máy bay lên thẳng mang các phi đội máy bay lên thẳng chống ngầm.
Trên thực tế ít người biết được rằng trong lĩnh vực chống ngầm, Hải quân Nhật Bản đã chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới từ cách đây rất lâu.
Vâng, và Hải quân Nhật cũng đã đuổi kịp Hải quân Mỹ trong nhiều lĩnh vực khác .
Đến hôm nay, trong biên chế của Hải quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã có 30 tàu chiến hoạt động trên các đại dương mang vũ khí tên lửa.
Và dù có vẻ như Nhật Bản sở hữu nhiều kiểu tàu khu trục khác nhau, nhưng tất cả các tổ hợp tác chiến, hệ thống, thiết bị máy móc đều đã được quy chuẩn hóa.
Ví dụ , tất cả các tàu sery mới nhất “Hyuuga”, “Akizuki”, “Asahi” đều mang một kiểu tổ hợp sensor và hệ thống thông tin- điều khiển tác chiến như nhau .
Các động cơ turbin khí chỉ trang bị turbin hai kiểu – LM2500 và Rolls-Royce Sprey (sản xuất theo giấy phép). Ðể bảo quản và phóng tên lửa tất cả các kiểu, người Nhật sử dụng các tổ hợp phóng chuẩn MK.41.
Floating Acoustic Jammer (FAJ) trên tàu khu trục “Akizuki”. Hệ thống này phóng các mục tiêu thủy âm giả ở khoảng cách đến 1.000 m tình từ boong tàu , thời gian hoạt động độc lập là 7 phút |
Thành tố (lực lượng) tàu mặt nước của Hải quân Nhật Bản chỉ thực hiện chức năng phòng thủ thuần túy.
Mặc dù có một khối lượng nhất định các tên lửa chống tàu (kiểu “Type 90” tự sản xuất), các tàu khu trục Nhật không mang vũ khí tấn công – ví dụ như các tên lửa chống hạm tầm xa.
Đó là do một điều khoản trong Hiến pháp Nhật Bản cấm chế tạo các hệ thống tương tự như vậy. Thêm nữa, còn có một nguyên tắc cũng đang được áp dụng – theo đó thì nhiệm vụ tấn công là “đặc quyền” của tàu ngầm và không quân.
Lần nào cũng vậy, cứ đề cập đến chủ đề Hải quân Nhật Bản, công chúng (Nga) lại liên tưởng đến cuộc chiến tranh Nga – Nhật và trận hải chiến Tsushima (trận hải chiến quyết định cuối cùng trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật trên eo biển Tsushim – Biển Nhật Bản trong các ngày 14-15/5/1905 ) – Hải quân Nga (đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương) Nga đã thảm bại trước Hải quân Nhật.
Phần lớn các tàu Hải quân Nga bị đánh chìm, tự đánh chìm hoặc đầu hàng , chỉ có 4 chiếc thoát về đến cảng Nga).
Vết thương mà trận hải chiến này gây ra cho đến nay, sau đã hơn 100 năm, vẫn chưa lành. Nguyên nhân chính là do (Hải quân Nga) đã thất bại thảm hại trước những kẻ vốn vẫn bị coi thường và bị cho chỉ là “một chư hầu bất lực” của nước Anh.
Vâng, thưa các quý ngài, trong thời buổi hiện tại, việc lặp lại một trận Tsushima nữa đúng là không thể. Để làm được điều đó (có một trận Tsushima), cả hai bên đều phải có tàu (để đánh nhau), chứ không phải chỉ mỗi một bên có tàu.
Trong trận Tsushima, cũng như trong thời gian diễn ra các trận hải chiến trên Biển Hoàng Hải, các hải đoàn Nga và Nhật tấn công lẫn nhau. Các hải đoàn đó (Nga và Nhật) được trang bị các tàu có sức mạnh tương đương nhau, đóng trong cùng một thời gian, với một trình độ kỹ thuật như nhau.
Thêm nữa, vào đầu thế kỷ trước người Nhật còn chưa có một ưu thế rõ rệt về số lượng trước Hải quân Nga (như hiện nay).
Lễ hạ thủy tàu khu trục mang máy bay lên thẳng “ Izumo”sô hiệu 183 ( có lẽ đây alf con tàu đang thăm Cam Ranh ) , năm 2013 . Chiếc tàu thứ hai lớp này đã được dưa vào trang bị ngày 22/3/2017 . |
|
Chiếc tàu “ Asahi” đang được đóng bên cạnh tàu khu trực cỡ lớn “ Asigara”. |