Tuesday, November 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ làm Nga kiệt quệ vì chạy đua vũ trang với NATO?

Mỹ làm Nga kiệt quệ vì chạy đua vũ trang với NATO?

Giới chức lãnh đạo Mỹ cho rằng, để đối phó với NATO, càng chi tiêu nhiều cho quốc phòng, thì đời sống của dân Nga sẽ càng suy kiệt.

Nga đang tiến hành kế hoạch hiện đại hóa vũ khí-trang bị cho đến năm 2020

Một quan chức cấp cao Nhà Trắng tháp tùng Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến công du quốc tế tuyên bố rằng, sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của NATO sẽ giúp tạo ra một châu Âu hùng mạnh hơn và “gây phức tạp cho đời sống của nước Nga”.

Bản ghi tốc ký cuộc họp báo của một phát ngôn viên của Nhà Trắng do một phóng viên từ địa điểm sự kiện công bố đã thể hiện rõ lí do tại sao Tổng thống Mỹ kêu gọi các nước NATO ở châu Âu tăng ngân sách quốc phòng.

Theo ông này, các nước thành viên NATO chi tiêu càng nhiều cho quốc phòng, dẫn tới Nga cũng phải gồng mình tăng chi phí quân sự và đương nhiêu là sẽ phải giảm bớt các nguồn chi cho xã hội, dẫn đến cuộc sống của nước Nga ngày càng tồi tệ hơn.

Do đó, việc Tổng thống Trump kêu gọi khối Liên minh chi nhiều hơn và nhiều hơn nữa cho quốc phòng hiển nhiên là nhằm mục đích gây rối loạn cho đời sống xã hội Nga, bên cạnh mục đích góp phần vào việc tạo lập một châu Âu hùng mạnh hơn, bền vững hơn. 

Do đó, lời kêu gọi của ông Trump không phải là cho Mỹ mà là phục vụ cho chính lợi ích của châu Âu, nâng cao khả năng của NATO trong việc kiềm chế sức mạnh, ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm lăng nào trên biên giới của Liên minh, trong đó có đối thủ truyền kiếp là Nga.

Trước đó, hôm thứ 25/5, khi phát biểu tại trụ sở của khối Liên minh quân sự NATO ở Brussels, Trump đã gọi Nga là “một trong những mối đe dọa lớn đối với NATO”, việc tổ chức này gia tăng quốc phòng chỉ mang tính chất phòng thủ và là một phản ứng “tỷ lệ thuận” đối với hành động của Nga.

Việc giới chức lãnh đạo Mỹ nhận định như vậy không phải là không có cơ sở bởi ngân sách quốc phòng Nga được coi là cao so với các nước châu Âu thuộc khối NATO.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình thế giới Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2016 là 611 tỷ USD, chiếm 3,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Nga là 69,2 tỷ USD, chiếm 5,3% GDP; trong khi ngân sách quốc phòng của Đức là 41,1 tỷ USD, chiếm 1,2% GDP; còn Anh là 48,3 tỷ, chiếm 1,7% GDP; Pháp là 55,7 tỷ, chiếm 2,3% GDP.

Mặc dù Nga công bố là tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP chỉ chiếm có 4,6% nhưng giới phân tích cho rằng, đây là con số cứng, còn trên thực tế, chi tiêu của Nga lên tới 5,3%, bởi có tới 17% tổng ngân sách quốc gia Nga không xác định trước mục đích chi, có nghĩa là trên thực tế, đây là những khoản chi “ngoài luồng” cho quân sự.

Việc Nga sử dụng nguồn ngân sách quá cao sẽ đồng nghĩa với việc ngân sách giành cho các lĩnh vực khác sẽ bị cắt giảm, dẫn đến những biến động khó lường trong đời sống xã hội.

Ví dụ như trong dự toán ngân sách dài hạn của Nga, ngân sách cho y tế sẽ bị cắt giảm, ngân sách dành cho giáo dục đến năm 2019 sẽ chỉ chiếm 3,5% tổng sản phẩm quốc nội. Đây là tỉ lệ thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước phát triển.

Hoặc là Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu đến năm 2019 cần phải tiến hành cắt giảm mạnh các khoản chi để giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% tổng sản phẩm quốc nội. Theo đó, ngân sách dành cho các bộ sẽ giảm 6% trong năm 2017, 9% trong năm 2018 và 11% trong năm 2019.

RELATED ARTICLES

Tin mới