Tuesday, November 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTại sao Mỹ sợ chiến tranh với Nga?

Tại sao Mỹ sợ chiến tranh với Nga?

Trái ngược với niềm tin của đa số cho rằng, Hoa Kỳ mạnh hơn Nga về mặt quân sự, vị tướng của Mỹ cho rằng, thực tế này không hoàn toàn đúng.

Đại tướng Darren McDew của Bộ tư lệnh Vận tải Hoa Kỳ (TRANSCOM)

Theo tờ politpuzzle đưa tin, phát biểu trong Ủy ban quân sự Thượng viện, Tư lệnh của Bộ tư lệnh Vận tải Hoa Kỳ (TRANSCOM), Đại tướng Darren McDew tuyên bố rằng, quân đội Hoa Kỳ không đủ tàu chiến, máy bay và máy bay tiếp nhiên liệu trên không…để tiến hành các cuộc chiến tranh lớn hoặc sẵn sàng chống lại nó.

Điều này có nghĩa là không có đủ các phương tiện vận tải để vận chuyển cung cấp nhân lực và vật lực số lượng lớn cho quân đội ở vùng chiến sự.

Vị đại tướng này cho biết thêm rằng, vào thời điểm này công suất vận chuyển cho quân đội Mỹ đã đạt đến tối đa. Ví dụ có thể vận chuyển một lữ đoàn đến Hàn Quốc bằng máy bay C-5 và C-17 nhưng một lữ đoàn lớn đó chắc chắn không đủ và như vậy phải thực hiện nhiều lần.

Đối với Hải quân cũng vậy, vấn đề là chúng ta chưa đủ mạnh. Ví dụ hiện nay Hải quân Mỹ đang thiếu 10 tàu chiến để vận chuyển một lữ đoàn đến khu vực chiến sự. 

Đặc biệt hơn tuổi thọ trung bình của tàu Mỹ khoảng 40 năm và chúng đang dần đạt tới giới hạn này.

Trong khoảng thời gian 5 tháng qua chỉ có khoảng 60% trong số đó có thể hoạt động và tham gia các cuộc tập trận, số còn lại bị hỏng hoặc không bảo đảm an toàn khi sử dụng.

Thực tế quân đội Hoa Kỳ hiện có tất cả 27 tàu vận tải nhưng 9 chiếc trong số đó sẽ được “nghỉ hưu” trong vòng 6 năm tới. Vì vậy cần phải có biện pháp khắc phục các hạn chế này.

Nga trỗi dậy trở thành đối thủ tiềm tàng

Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến với Nga, quốc gia sở hữu nhiều vũ khí chính xác cao, có tầm hoạt động lớn với lượng dữ trữ khổng lồ, có nhiều đoàn xe vận tải, xe chiến đấu và các thiết bị quân sự hiện đại cùng với yếu tố con người, quân đội Mỹ khó có thể chống lại họ.

Ví dụ, xe tăng M1 Abrams được coi là xương sống của các lữ đoàn bộ binh cơ giới. Tuy nhiên hiện này loại xe tăng chủ lực M1 Abrams của họ đã gần như lỗi thời, để hoạt động liên tục cần rất nhiều nhiên liệu và nếu không kịp cung cấp chúng sẽ trở nên vô dụng.

Ngoài ra còn có các phiên bản hiện đại hóa của chúng nhưng khả năng chỉ giới hạn giống như “bình cũ rượu mới”, chúng không thể nào chiến thắng được siêu tăng hiện đại T-14 Armata của Nga.

Tiếp theo đối đầu với Nga, Mỹ buộc phải chiến đấu với các “Hệ thống thiết bị tác chiến điện tử” siêu mạnh. Các chuyên gia Mỹ nhận định rằng, những hệ thống tác chiến của Nga sẽ nhanh chóng đánh bại các kênh liên lạc của Mỹ. Khi đó mọi thông tin liên lạc và các dữ liệu đều nằm gọn trong tay Nga.

Trong các lĩnh vực khác người Mỹ sở hữu số lượng lớn nhưng bị phân tán và thuộc thế hệ cũ, còn người Nga phần lớn đã trang bị lại với công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Đối với các dự án phát triển mới cùng loại của hai nước, Nga cũng không tỏ ra yếu thế thậm chí còn vượt hơn cả Mỹ, ví dụ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 và T-50.

Đối với các hệ thống phòng thủ Nga đang là nước sở hữu các hệ thống phòng thủ tiên tiến và hiện đại nhất thế giới. Ngoài ra họ thiết lập các vùng chống tiếp cận-chống xâm nhập (A2/AD, Anti-Access, Area Denial) khiến kẻ thù khó tiếp cận.

Rõ ràng ưu thế dành cho Nga là không nhỏ. Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra cuộc chiến giữa hai nước này Nga cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn. Cuộc chiến giữa hai cường quốc kéo dài và sẽ tổn thất cả hai bên.

RELATED ARTICLES

Tin mới