Thursday, December 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ tung đòn ngoạn mục xoay chuyển Mỹ

TQ tung đòn ngoạn mục xoay chuyển Mỹ

Người Mỹ tự nhận thấy chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có những nhượng bộ quá mức sau các đòn chính xác từ phía Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida hồi tháng Tư

Sự tự nguyện đáng ngạc nhiên

Giáo sư David Shambaugh của Đại học George Washington (Mỹ) cho rằng với những nhượng bộ đơn phương từ phía Mỹ, Bắc Kinh giống như đã được nhận “quà Giáng sinh”. Những nhượng bộ của Mỹ với Trung Quốc trong 8 tuần qua là một “bản danh sách gây sốc”. Tổng thống Trump đã từ bỏ mọi đe dọa đối với Trung Quốc trước khi nhậm chức và hoàn toàn chấp nhận sự tiếp xúc với Trung Quốc.

Những nhượng bộ của Mỹ bao gồm: Một là, cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 4 khi ông dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mức tiếp đón cao nhất và một chiến dịch tuyên truyền tích cực.

Sau cuộc gặp, Tổng thống Trump đã nhiều lần tán dương Trung Quốc và ông Tập Cận Bình, cam kết theo đuổi “chính sách Một Trung Quốc” và loại bỏ khả năng điện đàm với người đứng đầu lãnh thổ Đài Loan Thái Anh Văn một lần nữa. 

Hai là, bổ nhiệm “người bạn thâm niên” của ông Tập Cận Bình, Thống đốc bang Iowa Terry Branstad, làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.

Ba là, Bộ Quốc phòng Mỹ không chấp thuận đề nghị của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thực hiện các hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đông.

Bốn là, ông Trump đã không tuyên bố coi Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ” v.v… Bên cạnh đó, Chính quyền của Tổng thống Trump cũng không đưa ra những chỉ trích nhằm vào Trung Quốc liên quan đến các vấn đề về hiện đại hóa quân sự và nhân quyền của Trung Quốc.

Đáng chú ý, ông Trump đã sớm “tặng món quà lớn” cho Trung Quốc khi chủ động từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gây tổn thất cho Mỹ trên nhiều phương diện như kinh tế, chiến lược, quyền lực mềm, thể diện…

Ngược lại, nhượng bộ của Mỹ chỉ đổi lấy ba điều: Thẻ Visa và MasterCard được hoạt động tại Trung Quốc, Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với thịt bò của Mỹ kéo dài 14 năm và trao cho Mỹ sự hỗ trợ không cụ thể trong vấn đề Triều Tiên.

Giáo sư David Shambaugh cho rằng những gì Trung Quốc yêu cầu Mỹ đã được ông Trump đáp ứng đến mức “tối đa”. Những tin tức tốt lành là quan hệ giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình trong thời gian này đã được khởi động, bầu không khí tích cực, phá vỡ cục diện bế tắc lâu dài trong quan hệ Mỹ – Trung.

Chiến thuật của Trung Quốc

Giáo sư Shambaugh đặc biệt đánh giá cao những thể hiện của Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải, cho rằng họ đã lựa chọn một “chiến lược rất chính xác”, thành công trong việc làm cho Tổng thống Trump sau khi nhậm chức đã thay đổi lập trường cứng rắn trước đó của mình đối với Trung Quốc.

Trong khi đó, giới học giả Trung Quốc đánh giá Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho thấy “sự kiên nhẫn phi thường”.

Giáo sư Học viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc Thời Ân Hoằng đã chỉ ra rằng rất nhiều mối đe dọa dành cho Trung Quốc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trước khi nhậm chức thực sự đã gây tâm lý lo ngại cho Bắc Kinh.

Ông Tập Cận Bình, dù cảm thấy đột nhiên phải đối mặt với một đối thủ thẳng thắn và mạnh mẽ hơn, đã thể hiện thái độ kiên nhẫn phi thường khi chưa bao giờ công khai “phỉ báng” ông Trump.

Chuyên gia Trung Quốc chỉ rõ nước này sau đó đã tìm ra con đường có thể gây ảnh hưởng rất hữu hiệu đến thái độ đối với Trung Quốc của ông Trump, thông qua con rể và con gái của Tổng thống Mỹ là Jared Kushner và Ivanka Trump.

Đáng chú ý, giới phân tích Trung Quốc hiện vẫn coi Tổng thống Mỹ là “hổ giấy” và bản thân ông Trump chưa có đóng góp gì trong thời gian đầu cầm quyền, không cầm trịch được và quan hệ Trung – Mỹ vừa mới tạo được đà tốt đẹp lại có xu thế xấu đi.

Trong khi đó, giáo sư David Shambaugh cho rằng hiện nay Tổng thống Trump vẫn chưa có sách lược đối với Đông Á và Đông Nam Á, tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp đầy khoảng trống quyền lực ở các khu vực này. Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, đang dần bị lôi kéo về phía Trung Quốc và xa lánh Mỹ.

Tuy nhiên, vị giáo sư người Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc không hiểu được sự nhạy cảm tồn tại trong khu vực và cũng mắc phải “căn bệnh tự kỷ” thường gặp của nước lớn, không chịu lắng nghe và coi quan điểm của mình là quan trọng và áp đặt cho nước khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới