Saturday, December 28, 2024
Trang chủĐiểm tinPhi cơ liên doanh Nga-Trung bay thử trong bí mật

Phi cơ liên doanh Nga-Trung bay thử trong bí mật

Phi cơ chở khách liên doanh của Nga – Trung Quốc đã được bay thử vào ngày chủ nhật mà không báo trước với truyền thông.

MC-21-300 thực hiện chuyến bay thử đầu tiên.

Ngày 28/5, nhà sản xuất Irkut và công ty mẹ là Tập đoàn Máy bay Liên hợp (UAC) của Nga bất ngờ thông báo, chiếc phi cơ liên doanh với Tập đoàn chế tạo máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) là MC-21-300 đã hoàn thành chuyến bay thử.

Chuyến bay thử kéo dài 30 phút ở độ cao 1.000m với tốc độ 300km/h.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng tham dự sự kiện được cho là sẽ làm thay đổi diện mạo ngành hàng không dân dụng Nga khi giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Viết trên trang Twitter cá nhân, ông đăng tải các bức ảnh chiếc MC-21-300 trên đường bay và đang bay cùng hình ảnh ăn mừng của các nhân viên kỹ thuật của UAC và dòng chữ: “Chúng tôi đang bay”.

Tuy nhiên, một số chuyên gia máy bay bày tỏ sự bất ngờ trước thời gian bay ngắn cũng như độ cao tương đối thấp của MC-21-300.

MC-21-300 là thiết kế hai động cơ với 160-211 ghế được cải tiến từ mẫu máy bay ba động cơ Yakovlev Yak-42. Trong tiếng Nga, tên “MC-21” có nghĩa là “máy bay huyết mạch của thế kỷ 21”.

Với tầm bay tối đa 6.000km, MC-21 sẽ cạnh tranh trực tiếp với hai thiết kế Boeing 737 và Airbus 320 vốn đang thống trị thị trường máy bay thân hẹp tầm trung. Cả hai hãng lớn này gần đây đều đã nâng cấp dòng máy bay của họ để có thể tiết kiệm 15% chi phí vận hành so với thế hệ cũ.

Trong khi đó, Irkut cho biết chi phí vận hành mẫu máy bay mới của họ sẽ rẻ hơn đến 15% so với các máy bay thế hệ hiện tại. Đây được cho là nguyên nhân giúp MC-21 giành được thị phần tại Nga cũng như một số nước châu Âu và châu Á.

Theo nhà sản xuất, họ đã nhận được 175 đơn đặt hàng cho máy bay MC-21-300. Việc sản xuất dự kiến diễn ra trong 2 năm tới.

Chuyến bay thử diễn ra chỉ 3 tuần sau khi Trung Quốc cho cất cánh máy bay thương mại C919, một thiết kế cũng nhằm cạnh tranh với Airbus và Boeing. Cả hai sự kiện cho thấy cả Nga và Trung Quốc đều đang nỗ lực giành thị phần trong thị trường hàng không dân dụng toàn cầu.

COMAC trước đó thông tin, máy bay mới của liên doanh này có thể có chuyến bay đầu tiên vào năm 2024 và bắt đầu được giao cho khách hàng vào năm 2027.

Dự án liên doanh của Nga – Trung Quốc có chi phí đầu tư từ 13- 20 tỉ USD, mỗi bên đóng góp 50% và là dự án cho thấy quyết tâm hợp tác lâu dài của hai nước.

Dẫu có phản ứng trái chiều từ giới chuyên gia, có thể thấy sự hiệu quả trong việc hợp tác giữa Nga- Trung Quốc khi có thể bù đắp những điểm yếu và mạnh của cả hai.

Kỹ thuật chế tạo máy bay của Nga luôn nằm trong top đầu thế giới với ít lỗi kỹ thuật cần sự thay đổi trong mẫu mã và sự tiện lợi vốn có thể được bổ sung từ các sáng kiến của Trung Quốc.

Bên cạnh đó,  sản phẩm công nghiệp của cả Nga và Trung Quốc thường có giá bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của công nghiệp Âu – Mỹ khiến mặt hàng mới có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

Khi chất lượng sản phẩm được cải thiện, giá cả lại cạnh tranh thì sản phẩm của liên doanh thì thị trường máy bay thương mại cỡ lớn, đường dài sẽ nhanh chóng bị phân chia lại mà ở đó, thị phần của Boeing và Airbus sẽ bị thu hẹp nhanh và đáng kể.

Bởi cơ chế kinh tế của Nga và Trung Quốc vẫn còn ảnh hưởng rất lớn bởi sự điều tiết của Nhà nước và đó chính là cơ hội cho ngoại giao kinh tế của Chính phủ được phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, một trong những điểm yếu của cả Boeing và Airbus là chế độ khuyến mãi, hậu mãi. Là một sản phẩm mới, chắc chắn MC-21-300 sẽ được cả Nga và Trung Quốc hỗ trợ phương tiện và cung cấp công cụ để thực hiện chế độ khuyến mại, hậu mãi cho khách hàng thông qua hình thức thanh toán khá linh hoạt.

RELATED ARTICLES

Tin mới