Tuesday, November 19, 2024
Trang chủĐàm luậnĐầu tư của Mỹ vào Việt Nam còn rất thấp

Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam còn rất thấp

Hình ảnh ông Nguyễn Xuân Phúc-Thủ tướng Việt Nam giơ tấm hình chiếc giày Nike với số liệu 22% cho Việt Nam và 78 % cho Mỹ nếu hợp tác làm ăn có lẽ chưa đủ độ để lôi kéo ánh mắt của mấy ông chủ Mỹ.

Thủ Tướng Việt Nam đã gồng mình khi phát biểu. Rằng, người dân và các doanh nghiệp Việt Nam rất muốn, rất thích làm ăn với các tập đoàn đầu tư Hoa Kỳ, và đó là tình cảm rất tuyệt vời.

Ông Phúc cũng giải thích nguyên nhân tại sao có tình cảm tuyệt vời như vậy. Là vì: Hoa Kỳ có sự minh bạch, có sự chống tiêu cực, tham nhũng, những điều đó trùng hợp với tinh thần củachính phủ liêm chính được ông thúc đẩy kể từ khi nhậm chức.Ông Thủ tướng cũng không quên quảng cáo rằng những nhà đầu tư Mỹ khi đầu tư ở Việt Nam sẽ không phải lo sợ tiền mất tật mang vì những vấn đề Hồi giáo, Khủng bố, Tin tặc v.v.. Hà Nội sẽ xây dựng môi trường đầu tư minh bạch hơn, thân thiện trách nhiệm, có độ mở cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư.

Xem ra Ông Phúc đã đưa hết vốn ra để lôi kéo Hoa Kỳ. Ông mongMỹ xem Việt Nam như một đối tác quan trọng về mặt chiến lược và hỗ trợ nước này khi xảy ra vấn đề trên Biển Đông với Trung Quốc. Đồng thời ông cũng hy vọng lôi kéo tư bản Mỹ đầu tư nhiều hơn nữa vào thị trường Việt Nam. Hiện tại thống kê cho thấy đầu tư của Hoa Kỳ và Việt Nam còn rất thấp so với những nước như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, v.v..

Việt Nam có vị thế chiến lược vô cùng quan trọng nếu Hoa Kỳ muốn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực biển Đông. Vào thời tổng thống Barack Obama, Hoa Kỳ bắt đầu chiến lược xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương, đã bắt đầu ve vãn Việt Nam. Nhưng Hà Nộitỏ ra khôn khéo đi giữa những thế lực quốc tế. Và chính quyền của Tổng Thống Barack Obama cũng không cứng rắn đủ để Việt Nam phải tỏ thái độ giữ sự cân bằng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc, chứ chưa nói sự nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ.

Tình trạng “đi giữa” của Việt Nam trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như đã chấm dứt khi Tổng Thống Donald Trump nhậm chức Tân Tổng Thống Hoa Kỳ. Ông Trump đã nói thẳngvề thái độ của Hà Nội và dứt khoát ra khỏi tổ chức TPP.

Những năm 90 của thế kỷ 20, thế giới chứng kiến sự sụp đổ dây chuyền của các nước XHCN, bắt đầu từ Liên Xô. Chế độ CSVN lo sợ cùng chung số phận với các nước cộng sản Đông Âu, nên bám chặt Trung Quốc. Việc này ngày càng lộ rõ với những bằng chứng công khai, người dân Việt Nam nào cũng thấy rõ. Nhưng suốt mấy chục năm qua, Trung Quốc đã từng bước bao vây Việt Nam trong một cái thùng sắt, đã nắm thế thượng phong, và không cần giữ thế thỏa hiệp với Việt Nam. Bắc Kinh càng ngày càng ép Việt Nam từ chuyện đại sự tới chuyện nhỏ như bao vây đến quả dưa hấu, cân thịt lợn. Tình trạng Việt Nam hiện nay trong sự xâm lấn trắng trợn của Trung Quốc đã không còn là điều phải bàn cãi. Phải chăng vì thế mà Hà Nội bằng mọi cách phải tìm đường ra. Nhìn ra thế giới ngày nay, còn có lực lượng nào khác ngoài Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam giải quyết bài toán sinh tồn này?

Nhưng muốn cho Hoa Kỳ coi Việt Nam như một đối tác chiến lược quan trọng ở vùng đông nam Châu Á, với ông tân Tổng Thống Donald Trump của Hoa Kỳ không chấp nhận thái độ ăn cây táo rào cây sung, thì không hề dễ dàng. Vì cho tới nay Việt Nam vẫn luôn phải trình diện Tập Cận Bình trước khi muốn ngỏ lờivới Hoa Kỳ. Và dù cho Hoa Kỳ muốn mở rộng mậu dịch với Việt Nam, đổ vốn vào đầu tư, nhưng chế độ hiện hữu của Việt Nam khiến cho giới tư bản Mỹ cảm thấy không an toàn. Những quảng cáo của Ông Phúc về một chính phủ liêm chính, một xã hội không khủng bố, tin tặc hay hồi giáo v.v.. không dễ che mắt những con cú vọ tư bản Mỹ. Điều đó giải thích lý do tại sao Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường quan hệ ngoại giao từ thời Tổng Thống Bill Clinton, nhưng mãi tới nay đầu tư của tư bản Hoa Kỳ vẫn xếp sau các nước nhỏ như vừa nêu trên.

Nhìn thái độ hai bên, thấy Hoa Kỳ chờ đợi phía Việt Nam thay đổi để có ý thức chính trị thiên về phía Mỹ, nếu có thể thì đứng thành hàng với Mỹ trong một liên minh quân sự; thứ đến là mở rộng những quyền tự do căn bản để bảo đảm sự an toàn của tư bản Mỹ khi đầu tư vào Việt Nam. Phía Việt Nam thì trông chờ Hoa Kỳ biểu lộ thái độ rõ ràng về tình hình biển đông, mà hiện nay Việt Nam lo ngại rằng có thể Hoa Kỳ bắt tayTrung Quốc về vấn đề Biển Đông để đổi lại việc Trung Quốc kìm hãm Bắc Triều Tiên.

Hai bên đều chưa đạt tới một điểm chung nào, vì thế dù Nguyễn Xuân Phúc có đưa ra lời mời hoặc ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ với Hoa Kỳ lên tới 15 tỷ USD, thì chuyến đi của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ cũng chả mang lại điều gì hay ho. Khi mà một chế độ quen thói nhờ vả ngoại bang thì đất nước ấy không thể nào cất cánh được.

Than ôi là cái điều người ta vẫn ra rả: “Phát huy nội lực!”

RELATED ARTICLES

Tin mới