Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNga có lo Mỹ can thiệp bầu cử 2018?

Nga có lo Mỹ can thiệp bầu cử 2018?

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ làm mọi thứ để đảm bảo chiến dịch tranh cử năm 2018 đúng Hiến pháp Nga, không tấn công mạng, không bất thường.

Trả lời phỏng vấn báo Figaro mới đây về cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố sẽ làm mọi thứ để mọi việc diễn ra đúng quy định.

“Quý vị biết đấy, toàn bộ những chiến dịch tranh cử gần đây ở nước chúng tôi đều được tổ chức theo đúng Hiến pháp Nga, tuân thủ một cách nghiêm túc mọi quy định. Và tôi sẽ làm tất cả để đảm bảo rằng hoạt động bầu cử năm 2018 cũng sẽ được tiến hành đúng như vậy, tôi nhắc lại một lần nữa, nghiêm túc theo đúng pháp luật và Hiến pháp”, ông Putin nói.

Tổng thống Putin nói thêm, “tất cả những người có quyền này, tất cả những người trải qua quy trình thủ tục pháp luật, đương nhiên có thể và sẽ tham gia tranh cử nếu họ muốn trong cuộc bầu cử ở các cấp: cả bầu chọn hội đồng lập pháp, Quốc hội và bầu cử Tổng thống”.

Riêng nói về sự tham gia của bản thân trong cuộc bầu cử tới, ông Putin tiết lộ: “Về các ứng viên, thì bây giờ còn quá sớm để nói đến chuyện này”.

Nội dung trong cuộc trả lời tờ báo Pháp của Tổng thống Putin không thấy nhắc tới chuyện lo ngại về can thiệp bầu cử bằng tấn công mạng – vốn đang là một tiêu điểm nóng thời gian qua trên thế giới.

Không chỉ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, cuộc bầu cử Tổng thống Pháp mới đây cũng bị cáo buộc có sự can thiệp của Nga vào quá trình tranh cử. Sự can thiệp mạng của Nga vào các sự kiện chính trị lớn của quốc gia đang trở thành tâm điểm và thành làn sóng lan truyền đổ lỗi bất chấp lời phủ định từ Moscow.

Ngay cả Nga cũng từng tung ra bằng chứng cho thấy Mỹ đã can thiệp vào cuộc bầu cử của nước này năm 2016.

Giám đốc Trung tâm Thông tin Chính trị của Nga Aleksey Mukhin giữa tâm bão Nga can thiệp bầu cử Mỹ hồi tháng 4/2017 đã tuyên bố đã tìm thấy những dấu vết cho thấy Mỹ can thiệp vào cuộc bầu cử của nước này.

Trong cuộc họp của Ủy ban về chính sách thông tin của Hạ viện Nga, ông Mukhin nói: “Trung tâm chúng tôi đã tìm thấy những dấu vết của sự can thiệp này và đây là sự can thiệp mang tính chất nghiêm trọng”.

Cụ thể, Chính phủ Nga đã quan tâm đặc biệt đến những đặc biệt trong hoạt động của các tổ chức phi thương mại trên lãnh thổ Nga như các đài truyền thanh “Voice of America” và “đài Tự do” Mỹ, cũng như kênh truyền hình CNN trong quá trình chuẩn bị cho bầu cử Hạ viện Nga năm 2016.

Sau khi phát  hiện điều này, “Chính phủ Mỹ đã tiến hành một số hoạt động để lập nên các tổ chức đặc biệt, các lực lượng đặc nhiệm và các cơ quan chính phủ khác, trong đó có các tổ chức phi thương mại, để can thiệp trực tiếp vào bầu cử Nga”- ông Mukhin tuyên bố.

Theo Aleksey Mukhin, người Mỹ đã gia tăng số lượng các trung tâm tiến hành “các hoạt động chống Nga” và đối tượng nhắm đến của các trung tâm này là những người nói tiếng Nga.

Ông Mukhin cũng cho biết, Mỹ cũng đang tiến hành củng cố “chiến lược ngăn chặn chính sách thông tin của Nga”, cũng như triển khai thực hiện chiến lược này để can thiệp trực tiếp vào Nga.

Bên cạnh việc lo ngại tấn công bầu cử, Tổng thống Nga cũng không nhắc sự đảo lộn trong quá trình bầu cử ở Nga nếu ông không tham gia bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ tới.

Điều đó cũng có nghĩa, trước các cuộc biểu tình dày đặc ở nước Mỹ sau khi ông Donald Trump giữ chức Tổng thống, ông Putin không lo ngại một điều tương tự xảy ra ở đất nước Nga.

Nga co lo My can thiep bau cu 2018?

Tổng thống Putin sẽ chọn người “trẻ nhưng chín chắn” làm Tổng thống Nga tương lai.

Ông Vladimir Putin nhận được sự tín nhiệm rất cao của người dân Nga suốt 2 nhiệm kỳ làm Tổng thống. Người dân Nga có lẽ đang dần dần vẽ ra một viễn cảnh mà họ lo ngại, nước Nga sẽ ra sao nếu không có Tổng thống Putin lãnh đạo. Hoặc ai sẽ là người đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực như ông Putin để có thể tiếp tục điều hành miếng bánh ngọt nước Nga trước các mưu đồ của cường quốc thế giới.

Tổng thống Puitn từng hé lộ chút ít về vị Tổng thống nước này trong tương lai.

Ông nói nếu được sẽ chọn người “trẻ nhưng đủ sự chín chắn”.

Một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Levada thực hiện cho thấy, có tới 65% người được hỏi ủng hộ việc bầu cho ông Putin tiếp tục đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ Tổng thống nữa.

Nhiệm kỳ tổng thống của Nga đã được kéo dài từ 4 năm thành 6 năm dưới thời ông Dmitry Medvedev – người bạn trẻ lâu năm và thân thiết của ông Putin.

Hiến pháp Nga không cho phép một nhân vật giữ vị trí Tổng thống quá 2 nhiệm kỳ, song có nhận định cho rằng ông Putin đã “đi đường vòng” bằng việc giữ vị trí Thủ tướng từ năm 2008-2012.

Ông Vladimir Putin được bầu làm Tổng thống Nga lần đầu tiên vào năm 1999.

RELATED ARTICLES

Tin mới