Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐiểm tinSau Thiên An Môn, TQ tiếp tục đổ máu

Sau Thiên An Môn, TQ tiếp tục đổ máu

Thế giới từng kinh hoàng khi biết tin quân đội Trung Quốc nổ súng và nghiền bánh xe tăng lên các sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Cách đây 28 năm, hàng triệu người Trung Quốc đã tham gia các cuộc biểu tình trên toàn quốc nhằm kêu gọi chấm dứt tham nhũng, đề nghị cải cách dân chủ và nhân quyền. Phong trào nổi lên từ tháng 4 năm 1989 khi người dân xuống đường dự lễ tang và thương tiếc cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, một người lãnh đạo có xu hướng cải cách.

Trước cuộc biểu tình kéo dài và quy mô lớn, chính quyền Trung Quốc quyết định nghiền nát phong trào bằng một cuộc thảm sát đẫm máu vào ngày 4/6 tại Quảng trường Thiên An Môn, địa danh với tên gọi mang ý nghĩa “cổng trời bình an”.

Cuộc đàn áp đã giết chết hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người biểu tình không mang vũ khí. Đại đa số các nạn nhân là sinh viên và trí thức trẻ, những người bị các tờ báo nước này mô tả là “bạo loạn”, “phản động” và “làm chính trị”.

Những người lính nhận lệnh tấn công các sinh viên được thông báo rằng Bắc Kinh xảy ra bạo động, nhiều người lính bị bắt cóc và giết chết, rằng Quảng trường Thiên An Môn bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt. Khi họ hiểu ra đó là thông tin lừa dối thì đã quá muộn.

Trước cuộc thảm sát, Tổng Bí thư Triệu Tử Dương đã cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hoà bình và bày tỏ sự cảm thông đối với các sinh viên. Tuy nhiên, một số lãnh đạo lão thành lại muốn tiến hành đàn áp. Ông Đặng Tiểu Bình nói: “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định”.

Ngay sau cuộc đàn áp, ông Triệu Tử Dương bị phế truất và bị quản thúc tại gia cho đến khi qua đời vào năm 2005. Chức Tổng Bí thư được chuyển giao cho ông Giang Trạch Dân, người sau đó phát động một cuộc thảm sát có quy mô còn lớn hơn nữa.

10 năm sau sự kiện Thiên An Môn, ông Giang ra lệnh đàn áp hàng triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công, môn khí công gồm 5 bài tập và các nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Sau khi được truyền ra công chúng vào năm 1992, môn tập này nhanh chóng thu hút 70 triệu đến 100 triệu học viên vào năm 1999, lần lượt theo ước tính của nhà nước và của các học viên.

Cũng giống như năm 1989, cuộc đàn áp được báo trước bằng những dấu hiệu áp lực từ chính quyền Trung Quốc. Các kênh truyền thông trước kia đưa tin về các trường hợp khỏi bệnh nhờ tập Pháp Luân Công, lúc này chuyển sang đăng bài bôi nhọ và vu khống môn tập. Đỉnh điểm của các hoạt động gây rối là vụ bắt giữ hơn 40 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thiên Tân cạnh Bắc Kinh.

Khi biết tin, các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh đã đến Văn phòng Khiếu nại Trung ương để đề nghị chính quyền thả tự do cho các học viên Thiên Tân. Do số lượng người tập Pháp Luân Công rất lớn, nên có tới 10.000 người lặng lẽ thỉnh nguyện vào ngày 25/4/1999. Thủ tướng Chu Dung Cơ lắng nghe nguyện vọng của những người biểu tình và tối hôm đó các học viên bị bắt giữ được thả tự do.

Tuy nhiên, ông Giang Trạch Dân nhìn nhận cuộc thỉnh nguyện ôn hoà này là “sự cố chính trị nghiêm trọng nhất kể từ sau sự kiện Lục Tứ (ám chỉ vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6)”. Với tư cách Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, ông Giang phát động một cuộc đàn áp trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.

Sự kiện Thiên An Môn và Pháp Luân Công trở thành các chủ đề nhạy cảm, bị kiểm duyệt chặt chẽ ở Trung Quốc và nhiều người không biết đến sự thật về hai cuộc đàn áp.

Điều khác biệt nghiêm trọng là cuộc đàn áp Pháp Luân Công không chỉ diễn ra vào một thời điểm trong quá khứ, mà kéo dài từ năm 1999 đến nay với nhiều hình thức bức hại: Hăm doạ, sỉ nhục, bắt giữ, tra tấn, cưỡng bức lao động, mổ cướp nội tạng.

Các nhà điều tra ước tính, chính quyền Trung Quốc có thể đã giết hại 1,5 triệu người để mổ lấy nội tạng, đại đa số là các học viên Pháp Luân Công.

Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình đã có tín hiệu cho thấy dường như ông muốn gỡ bỏ di hoạ đàn áp mà người tiền nhiệm Giang Trạch Dân để lại. Ông Tập đã thanh trừng nhiều thành viên của phe Giang có tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, cuộc bức hại vẫn đang diễn ra khi phe Giang tiếp tục là thế lực chính trị quyền lực tại Trung Quốc và hoạt động mổ cướp nội tạng đem lại những mối lợi khổng lồ.

RELATED ARTICLES

Tin mới