Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐàm luậnBộ trưởng Quốc phòng Mỹ thể hiện rõ quan điểm về Biển...

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thể hiện rõ quan điểm về Biển Đông

Trong thời gian gần đây, đặc biệt trong Đối thoại Shangri-la tại Singapore, điều đáng lưu ý nhất với các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực là phát biểu của tướng Mattits với nội dung: các nước phải đóng góp đầy đủ cho an ninh của chính mình. Đó là sự giúp đỡ của Mỹ không còn vô tư như trước nữa, mà phải có tiền thì Mỹ mới “xử lý” cho.

Trong phiên hội nghị toàn thể Đối thoại Shangri-la vào sáng ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết:

Hoa Kỳ đang được khuyến khích bởi những nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiềm chế Triều Tiên, nhưng điều đó không có nghĩa là Washington chấp nhận việc quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Bắc Kinh làm ở Biển Đông.

Mối đe dọa từ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên “rõ ràng và hiện hữu”. Bình Nhưỡng đã tăng tốc phát triển chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân. Cho đến giờ phút này Triều Tiên cũng không “đếm xỉa” đến việc ai nói, ai dọa cái gì nữa. Ông chủ Lầu Năm Góc được dẫn lời tuyên bố:

“Chính quyền Tổng thống Donald Trump chào đón cam kết mới của Trung Quốc cùng làm việc với cộng đồng quốc tế để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một cách hiệu quả. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ nhận ra, Bắc Triều Tiên là một gánh nặng chiến lược chứ không phải một tài sản.

Việc tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên không có nghĩa là Washington sẽ không chống lại các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Chúng tôi đang làm việc với Trung Quốc về Triều Tiên vì đó cũng là một vấn đề với Trung Quốc.

Chúng tôi phản đối các quốc gia quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo và đòi hỏi yêu sách hàng hải quá mức. Chúng tôi không thể và cũng sẽ không chấp nhận những thay đổi hiện trạng mang tính đơn phương, cưỡng ép.”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tìm cách giảm bớt mối lo ngại của đồng minh và đối tác của mình tại châu Á – Thái Bình Dương bằng tuyên bố, khu vực này vẫn là một ưu tiên và nỗ lực chính của Mỹ là xây dựng liên minh. Tuy nhiên, ông James Mattis cũng nói thêm rằng, các nước phải “đóng góp đầy đủ cho an ninh của chính họ”.

Bên cạnh lời kêu gọi của Mỹ đối với Trung Quốc, còn có sự ủng hộ quyết liệt của Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull. Ông thúc giục Bắc Kinh tăng cường kiềm chế Bình Nhưỡng, đồng thời tôn trọng chủ quyền các nước láng giềng, bỏ thói cá lớn nuốt cá bé, bỏ chủ nghĩa Sô-vanh trong quan hệ quốc tế.

Trên diễn đàn lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada phát biểu tại Đối thoại Shangri-la rằng:

Tokyo ủng hộ Mỹ sử dụng bất kỳ phương án nào để đối phó với Triều Tiên, kể cả tấn công quân sự. Nhật Bản mong muốn xây dựng một liên minh sâu hơn với Washington để có thể đóng vai trò lớn hơn với an ninh khu vực.

Ngoài liên minh Nhật – Mỹ, Tokyo cũng mong muốn cùng cố quan hệ hợp tác quân sự với các đối tác có ảnh hưởng ở châu Á nói chung, Biển Đông nói riêng.

Thông điệp của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về chính sách của Washington với châu Á – Thái Bình Dương gần như không có gì mới so với mong đợi của các đồng minh, đối tác trong khu vực.

Đó vẫn là những gì Mỹ đã nói và làm như dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý nhất với các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực qua phát biểu của tướng Mattits là: các nước phải đóng góp đầy đủ cho an ninh của chính họ.

Nói cách khác, Mỹ sẽ không làm thay, các nước này có thân thì phải tự lo! Các quốc gia phải tự chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

Đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ – Nhật Bản và các đối tác khác trong việc bảo vệ hòa bình, ổn định và trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông. 

Tóm lại, Mỹ chỉ cam kết tiếp tục bảo vệ sự hiện diện và vị thế của mình ở châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh tính toán đến tương quan lực lượng cạnh tranh ảnh hưởng Trung – Mỹ trong khu vực.

Điều này không có nghĩa là Mỹ tìm cách chống lại Trung Quốc, cho dù sự va chạm giữa hai siêu cường ở châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng sẽ vẫn xảy ra và khó tránh khỏi.

Năm nay, ông Tập Cận Bình đã rất thành công trong việc sử dụng con bài Triều Tiên để mặc cả với ông Donald Trump, tạm thời kéo sự chú ý của Mỹ khỏi Biển Đông.

Cục diện này có lẽ sẽ vẫn còn tiếp tục kéo dài, Bắc Kinh sẽ vẫn âm thầm hà hơi tiếp sức cho Bình Nhưỡng.

Trừ phi có một quyết định bất ngờ, táo bạo nào đó từ Triều Tiên hoặc Hoa Kỳ, nếu không cục diện an ninh châu Á – Thái Bình Dương sẽ ít có biến động lớn.

Đây là một quan điểm rất rõ ràng của Mỹ!

RELATED ARTICLES

Tin mới