Tuesday, November 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiSức mạnh tương lai Nga khiến Mỹ-NATO đứng ngồi không yên

Sức mạnh tương lai Nga khiến Mỹ-NATO đứng ngồi không yên

Đến năm 2035 quân đội Nga cơ bản hoàn thành quá trình hiện đại hóa và được trang bị các trang thiết bị, vũ khí thế hệ mới khiến Mỹ-NATO lo ngại.

Tuần trước tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế đã diễn ra cuộc thảo luận về sức mạnh tương lai của lực lượng vũ trang Nga.

Vấn đề được đưa ra là những loại vũ khí nào sẽ được tạo ra, được trang bị và họ sẽ mua thêm loại vũ khí nào? Sức mạnh của lực lượng vũ trang sẽ ra sao?

Các nhà phân tích cho biết rằng, đến năm 2035 tất cả các vũ khí trang bị thời Xô Viết sẽ được thay thế bằng các loại vũ khí thế hệ mới, Nga cơ bản hoàn thành việc hiện đại hóa quân đội của họ và không dựa vào sức mạnh răn đe của vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc thảo luận này có sự tham gia của nhà khoa học chính trị nổi tiếng đến từ Viện Kennan, ông Maykl Kofman chuyên gia về Nga, ông Thomas Malmlof – nhà phân tích chính trị của Cơ quan nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển và Giám đốc phụ trách các chương trình Nga và Á-Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Olga Oliker.

Thế hệ mới của vũ khí

Cho đến thời điểm này, các nhà phân tích phương Tây nhấn mạnh rằng, Nga sẽ tiếp tục kế thừa và sử dụng thành quả của sự phát triển thời Liên Xô. Ví dụ như những tên lửa Kalibr hoặc Iskander đang khiến cả thế giới ngạc nhiên đều là “đứa con” của Liên Xô.

Nhưng khoảng 15 năm nữa lực lượng vũ trang Nga sẽ được tiếp nhận các loại vũ khí thế hệ mới. Chúng bao gồm hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa S-500, tên lửa siêu thanh Zircon, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK PA, máy bay ném bom chiến lược tầm xa triển vọng PAK DA và động cơ thế hệ mới cho các máy bay chiến đấu thứ 5.

Giám đốc điều hành của công ty “Almaz-Antey” Yang Novikov gần đây đã thông báo rằng, trong tương lai gần công ty này sẽ hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia đối với 3 loại tên lửa điều khiển với hệ thống dẫn đường chủ động để trang bị cho hệ thống S-350 và hệ thống phòng không trên biển cũng như tiến hành thử nghiệm các loại tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng thủ S-500.

Vào tháng 4/2017 thông tin chính thức về loại tên lửa siêu thanh Zircon đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm với tốc độ đạt tới 8 Mach đã được công bố. Loại tên lửa này có khả năng sẽ được trang bị cho các tàu ngâm hạt nhân đa năng mới thế hệ thứ 5 lớp Husky và tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Petr Veliky.

Ngày 20/5 Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã thông báo rằng, Nga đã bắt đầu phát triển và tạo ra máy bay tầm xa PAK DA và dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2025-2026.

Liên quan đến động cơ dành cho máy bay thế hệ thứ 5, vào mùa thu năm 2016 Tổng giám đốc tập đoàn sản xuất động cơ máy bay Alexander Artyukhov nói: “Động cơ dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA sẽ tiến hành thử nghiệm trong quý 4 năm 2017. Sau đó các công việc còn lại sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ 2018 đến 2020 và tiến hành thử nghiệm cấp nhà nước trong năm 2020.

Đánh giá về sức mạnh, khả năng của loại động cơ mới của Nga, cựu lãnh đạo lực lượng không quân trinh sát Mỹ- Trung tướng Dave Deptula nhận xét rằng: “Động cơ máy bay đặc biệt là loại động cơ dành cho thế hệ máy bay mới nhất sẽ rất phức tạp. Vấn đề này không chỉ riêng Nga mà tất cả các nước khác đều gặp khó khăn với nó. Tuy nhiên sau khi hoàn thành loại động cơ này và đưa vào sử dụng PAK FA của Nga sẽ vượt trội hơn hẳn các máy bay chiến đấu cùng thế hệ thứ 5 của Mỹ”.

Cuộc chiến từ xa

Trong tương lai gần Nga sẽ tập trung phát triển các loại vũ khí tầm xa, bao gồm các loại tên lửa và các đầu đạn dẫn đường với độ chính xác cao. Ông Cofman tin rằng Nga sẽ tuân thủ các chiến lược phòng thủ và sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công, thậm chí họ không cần sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ví dụ điển hình là các cuộc tấn công từ các tàu chiến ở vùng biển Caspian bằng tên lửa hành trình Kalibr-NK 7 vào các vị trí khủng bố tại các tỉnh Raqqa, Idlib và Aleppo (Syria).

Tổng giám đốc của tập đoàn “Tên lửa chiến thuật”, ông Boris Obnosov đã thông báo rằng, năm 2016 công ty này đã tiến hành phát triển loại tên lửa này với tầm bắn tăng đáng kể so với loại tên lửa được sử dụng ở Syria. Đồng thời họ cũng tiến hành hiện đại hóa tên lửa hành trình tầm xa X-101. Tất cả các loại tên lửa này đều có bán kính tiêu diệt mục tiêu lớn nhưng độ chính xác rất cao.

Tương tự ông Obnosov cũng cho biết, họ bắt đầu sản xuất phiên bản máy bay hiện đại hóa Tu-160M2. Loại máy bay mới này được trang bị thêm các hệ thống kỹ thuật số, nâng cấp hệ thống phóng và động cơ hiện đại cho phép tăng bán kính hoạt động và bảo đảm độ tin cậy rất cao.

Thiết bị không người lái và robot

Hiện nay ông Maykl Kofman cho rằng, Nga vẫn còn tụt hậu so với phương Tây về lĩnh vực máy bay không người lái quân sự, nhưng họ đang tích cực phát triển theo hướng này và chi rất nhiều ngân sách để phát triển.

Không giống như các nước phương Tây, họ phát triển các máy bay không người lái lớn, Nga tập trung vào việc sản xuất loại máy bay không người lái giá rẻ, đơn chức năng và sản xuất nhiều loại khác nhau phù hợp với cấp chiến thuật cho lực lượng bộ binh.

Những bay không người lái được sử dụng giống như một hệ thống dẫn đường để cho pháo binh và tên lửa tấn công. Chiến thuật sử dụng máy bay không người lái như một thiết bị dẫn đường chỉ điểm cho hỏa lực tấn công của Nga đã được chứng minh hiệu quả ở Donbass.

Về các dự án phát triển robot, nhà phân tích Thụy Điển Thomas Malmlof tin rằng, Nga đã và đang đạt được những thành công nhất định, chúng đã được thử nghiệm thực tế ở chiến trường Syria.

Đặc biệt chuyên gia này dự đoán rằng, trong khoảng thời gian từ 2026-2035 Nga sẽ sản xuất siêu tăng T-14 Armata phiên bản robot hoàn toàn tự động và không người lái. Hệ thống hỏa lực được điều khiển từ xa và dễ dàng thay thế các hệ thống vũ khí khác nhờ thiết kế kiểu modun.

Tác chiến điện tử và chiến tranh mạng

Ông Thomas Malmlof lưu ý rằng Nga đang tích cực nghiên cứu và phát triển lĩnh vực chiến tranh điện tử.

Trong lĩnh vực này Nga thậm chí còn vượt qua cả Mỹ và các nước phương Tây, vì vậy các phương tiện tác chiến điện tử của Nga từ lâu đã được Mỹ coi là mối đe dọa rất nghiêm trọng trong các cuộc chiến.

Nhờ các phương tiện này Moscow đã giành ưu thế trong việc can thiệp vào hệ thống thông tin liên lạc của đối phương và dùng tác chiến điện tử để vô hiệu hóa các trang thiết bị tự động. Hiện nay Nga đang trang bị các hệ thống tác chiến điện tử như Richag-AV và sonar, tổ hợp chặn thu vô tuyến điên Leer-2 (chế áp vô tuyến) và đang phát triển các hệ thống thế hệ mới.

Bên cạnh đó, một trong những kỹ thuật chiến tranh khác mà Nga có thể sử dụng đó là “tập trung vào chiến tranh mạng nhằm chống lại những lợi thế công nghệ của phương Tây”. Đây là hai lĩnh vực mà Nga có những ưu thế nhất định khi so sánh với các quốc gia phương Tây và Mỹ.

Không phụ thuộc vào khả năng răn đe hạt nhân

Hiện tại có thể Nga sẽ sử dụng khả năng răn đe hạt nhân của mình trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Tuy nhiên trong tương lai khoảng năm 2035 họ sẽ không còn quá phụ thuộc vào lực lượng này nhờ trang bị các trang thiết bị, các loại vũ khí thế hệ mới với độ chính xác rất cao, cho phép Nga duy trì thế cân bằng với Mỹ và NATO đồng thời chống lại tất cả các mối đe dọa từ bên ngoài.

Sự phát triển và hiện đại hóa nhanh chóng các lực lượng vũ trang của Nga đã và đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với NATO và Mỹ. Trong nhiều lĩnh vực Nga bắt đầu vươn lên vị trí đầu tiên và đe dọa đến vị trí mà quân đội Mỹ đang năm giữ bấy lâu nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới