Sunday, December 29, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiKQ Việt Nam đảm bảo tên lửa RVV-AE hiện đại cho tiêm...

KQ Việt Nam đảm bảo tên lửa RVV-AE hiện đại cho tiêm kích Su-30MK2 sẵn sàng chiến đấu

Việc trang bị RVV-AE loại tên lửa không đối không tiên tiến được sử dụng phổ biến bởi Không quân Nga, Ấn Độ, giúp tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam nhân gấp bội sức mạnh chiến đấu.

Tên lửa không đối không RVV-AE trên tiêm kích Su-35S của Không quân Nga.

Việt Nam đã sở hữu tên lửa RVV-AE tiên tiến?

Trong bài viết “Nhà máy A-45: Xây dựng và áp dụng chuẩn quy trình công nghệ” trên báo QĐND có đề cập tới việc đơn vị này được trang bị những tổ hợp thiết bị công nghệ cao, hiện đại để đảm bảo chuẩn bị, kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc cho các loại tên lửa Kh-25 (X-25), Kh-29, Kh-31A, Kh-31R, R-27 (P-27), R-73, R-60, RVV-AE.

Có thể thấy dòng tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE tiên tiến (Nga có tên gọi khác là R-77, còn NATO định danh AA-12 Adder) mà Không quân Nga, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác sử dụng phổ biến dường như đã có trong biên chế Không quân Việt Nam và nhiều khả năng chúng được trang bị cho các máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Riêng đối với tiêm kích Su-27 mà Không quân Việt Nam đang sở hữu, để mang phóng được RVV-AE thì ít nhất chúng phải được nâng cấp lên chuẩn Su-27SM hoặc cao hơn là Su-27SM3 tương tự như của Không quân Nga.

Được biết, ngoài Không quân Nga, một số quốc gia khác cũng sử dụng khá phổ biến RVV-AE khi đặt mua những loại tiêm kích hiện đại từ Nga như Ấn Độ với Su-30MKI và MiG-29UPG, Malaysia với Su-30MKM, Indonesia với Su-30MK2, Venezuela với Su-30MK2, Trung Quốc với Su-30MKK và Su-35,…

Nhiều chuyên gia đánh giá RVV-AE là tên lửa không đối không mạnh nhất TG

RVV-AE được giới chuyên gia quân sự đánh giá là một trong số những tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Với Không quân Nga, RVV-AE hiện đang đóng vai trò là một trong những loại tên lửa không đối không chủ lực tiên tiến nhất, chúng được trang bị phổ biến cho các loại máy bay tiêm kích họ Sukhoi như Su-27SM/SM3 nâng cấp, Su-30SM, Su-30M2, Su-34, Su-35 hay các loại tiêm kích họ MiG như MiG-29SMT, MiG-35 và MiG-31.

Thậm chí, tới đây, khi máy bay tiêm kích tàng hình T-50 PAK-FA thế hệ 5 khi đi vào trực chiến cũng có thể mang tên lửa này.

Theo Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (Tactical Missiles Corporation JSC) – đơn vị, sản xuất và cung cấp hầu hết các loại tên lửa chiến thuật cho Quân đội Nga (kể cả RVV-AE), hiện nay đơn vị này đang nghiên cứu phát triển các phiên bản tên lửa không đối không tầm trung mới hơn trên cơ sở những thành tựu đã có nhằm duy trì ưu thế sức mạnh trên không cho máy bay Nga.

Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong làm chủ vũ khí trang bị thế hệ mới, hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Quân chủng Phòng không – Không quân sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng “Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa và đất liền thiêng liêng của Tổ quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới