Ngày 12-6, Tổng chưởng lý bang Maryland và Washington D.C (Mỹ) nộp đơn kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump vì đã nhận các khoản thanh toán và quyền lợi từ chính phủ nước ngoài thông qua đế chế kinh doanh của mình.
Được biết, vụ kiện này sẽ tập trung vào điều khoản thù lao, trong đó các quan chức Mỹ bị cấm nhận quà hay các lợi ích khác từ chính phủ nước ngoài. Theo điều khoản này thì : “Tổng thống phải đặt lợi ích của quốc gia, không phải của cá nhân, lên trước nhất”.
Tổng chưởng lý bang Maryland Brian Frosh cho hay, vụ kiện liên quan đến việc ông Trump đã không phân chia rạch ròi giữa các lợi ích cá nhân và trách nhiệm Tổng thống. Theo đó, năm 2016, ông Trump mở khách sạn siêu sang trên đại lộ Pennsylvania, gần Nhà Trắng. Theo The Washington Post, cơ quan ngoại giao nước ngoài đã dành sự ưu ái đối với khách sạn này hơn những khách sạn khác. Báo này dẫn chứng: Đại sứ quán Kuwait dự định tổ chức một sự kiện tại khách sạn Four Seasons, thế nhưng lại chuyển địa điểm sang khách sạn của ông Trump. Các quan chức bang Maryland và Washington cho rằng, điều này làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong khu vực.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump bị kiện về vấn đề này. Kể từ trở thành ông chủ Nhà Trắng ông Trump đã chuyển giao đế chế bất động sản và các tài sản khác của mình sang hai con trai lớn. Các luật sư khuyên ông nên bán hết cổ phần để tránh các xung đột lợi ích về sau, nhưng hiện ông vẫn duy trì một phần tài sản.
Tại nhiệm kỳ trước của Tổng thống Mỹ Barack Obama, một đại úy quân đội Mỹ kiện Tổng thống vì cho rằng ông không có thẩm quyền quốc hội phù hợp để phát động cuộc chiến chống IS.
Người to gan này là Đại úy Nathan Michael Smith. Ông ta đứng đơn kiện Tổng thống Obama tại Tòa án Quận Mỹ ở Washington. Bối cảnh khi đó là ông chủ Nhà Trắng đang thực hiện kế hoạch triển khai thêm lính đặc nhiệm tới Iraq và Syria chống Nhà nước Hồi giáo (IS). Trước đó một ngày, một binh sĩ thuộc lực lượng Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL) của hải quân Mỹ đã thiệt mạng trong khi giao chiến với IS ở Iraq, theoAP.
Đại úy Smith ủng hộ cuộc chiến cả về mặt quân sự lẫn đạo đức, đồng thời coi IS như một “đội quân đồ tể”. Tuy nhiên, anh này muốn tòa án truyền đạt tới Tổng thống Obama rằng ông vẫn cần phải yêu cầu Quốc hội cấp thêm thẩm quyền mới để sử dụng quân lực Mỹ.
Smith nói rõ: cuộc chiến chống IS mà chính quyền Obama đang theo đuổi đã vi phạm Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, bởi quốc hội chưa tuyên bố chiến tranh hay trao cho tổng thống bất kỳ thẩm quyền cụ thể nào để tiến hành nó.
Đó là chuyện bên Mỹ. Còn chuyện bên Trung Quốc, một quốc gia có chế độ Đảng lãnh đạo thì sao?
Đầu năm 2017, Luật sư nhân quyền Trịnh Ân Sùng ở Thượng Hải cho hay, ông đang chờ đợi ngày ông Giang Trạch Dân bị đưa tới tòa án đặc biệt. Giới Luật sư Trung Quốc Đại Lục đang chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra tòa làm chứng.
Hôm 23/3, ông Sùng trả lời phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung cho biết: “Người dân Thượng Hải đang chờ ngày bắt Giang Trạch Dân. Giới luật sư mọi người đều ghét con người này, nói gì đến luật sư nhân quyền”. Ông nói: “Tôi nhớ sau khi ông Giang Trạch Dân chuyển đến Bắc Kinh, một buổi sáng khi tôi đang làm việc tại văn phòng luật ở Thượng Hải thì nhận được thư mời họp của Sở Tư pháp liên quan đến vấn đề chỉnh đốn giới luật sư, trong buổi họp một ông Phó Giám đốc đã nói ông Giang Trạch Dân có 6 yêu cầu đối với giới luật sư và giơ 6 ngón tay ra, nhưng sau đó không thấy nhắc đến nội dung cụ thể. Khi đó chưa có khái niệm luật sư nhân quyền, giới luật sư không mấy người đạt được trình độ của một luật sư nhân quyền, đối với những cán bộ địa phương họ chỉ phê bình nhẹ nhàng thôi, thế nhưng ông Giang Trạch Dân vẫn căm hận và muốn khai trừ nhiệm vụ của toàn bộ những luật sư khác ý kiến. Ông Giang xem giới luật sư là đối tượng phải đề phòng, tương tự như chuyện đánh phái hữu trước đây, khi đó vào khoảng năm 1995”.
Theo Luật sư Sùng:“Đa số luật sư Thượng Hải có ác cảm đối với ông Giang Trạch Dân, rất chán ghét con người này. Không chỉ giới luật sư mà nhiều Thẩm phán cũng không ưa ông Giang. Thời đó giới luật sư chúng tôi quan hệ rất thân với các Thẩm phán, ai cũng thấy ông Giang là kẻ bất chấp phải trái, trong khi giới trí thức chúng tôi toàn những người rất có cá tính”.
Luật sư Sùng nói, đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra tòa. Các luật sư có một số nhiệm vụ chính:“Thứ nhất là làm chứng cho vô số vụ án oan do ông Giang gây ra; thứ hai, chúng tôi cũng có thể ngồi vào ghế Thẩm phán, riêng tôi còn muốn ngồi ghế Công tố viên để tố cáo tội trạng của Giang Trạch Dân.” Ông Giang Trạch Dân nắm quyền lực chính trị kéo dài suốt 13 năm, chính sách “Ba đại diện” của ông ta cũng được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc, vì thế theo ông Sùng,“một khi bắt Giang thì giai đoạn lịch sử này của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thành vấn đề khó xử lý, quan trọng nhất là phải sửa Hiến pháp, đây là vấn đề khó đối với chính quyền Trung Quốc hiện nay”.
Tính từ tháng 5/2016 đến nay đã có hơn 200 nghìn học viênPháp Luân Côngcùng người thân ở Đại Lục khởi kiện ông Giang Trạch Dân. Họ yêu cầu ông ta phải bị trừng phạt và trả giá cho vô số tội lỗi đã gây ra. Làn sóng kiện ông Giang ở Trung Quốc Đại Lục hiện vẫn đang diễn ra rất mạnh mẽ.
Xem ra ở hai chế độ tư bản và cộng sản chuyện kiện “Vua” khi đang tại vị và cả khi đã trở thành thường dân đều rất nghiêm minh, minh bạch. “Vua” hay dân cũng không được phép đứng trên pháp luật