Thursday, November 14, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ đang ngủ quên trong vấn đề biển đông

Mỹ đang ngủ quên trong vấn đề biển đông

      “Nước Mỹ dưới thời Donald Trump đang “bỏ quên các lợi ích chiến lược lớn hơn” trong các tranh chấp ở Biển Đông. Đây là nhận định của tiến sĩ Lynn Kuok, chuyên gia nổi tiếng về quan hệ quốc tế hiện làm việc tại trường Luật thuộc đại học Havard (Mỹ) đăng trên trang mạng Asiancorrespcondent.com ngày 24/5,

   Phát biểu tại Đối thoại Chiến lược Đức – Indonesia đầu tiên tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Jakarta (Indonesia), tiến sĩ Lynn Kuok nhận định rằng “Chính quyền Mỹ nên tập trung nhiều hơn vào khu vực Biển Đông, nếu không luật pháp quốc tế sẽ có nguy cơ bị suy yếu vĩnh viễn”. Theo bà Kuok – cựu nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Á thuộc Học viện Brookings, cũng là thành viên Hội đồng Tương lai toàn cầu về an ninh quốc tế thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới – Tổng thống  Mỹ Donald Trump “sẽ phải đối diện với một Châu Á rất khác nếu mắc phải sai lầm trong vấn đề này”. Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Linn Kuok đưa ra 2 phương pháp có thể nhìn nhận về tranh chấp ở Biển Đông:

     Thứ nhất, có thể coi đây là một sự tranh chấp giữa các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ, và lãnh hải giữa Trung Quốc, hòn đảo Đài Loan, Philipines, Brunei, Việt Nam và Malaysia, còn Indonesia thì tuyên bố họ không liên quan đến những tranh chấp đó.

    Thứ hai, là một cách nhìn nghiêm túc hơn, tình hình ở Biển Đông đang gây lo ngại cho tất cả các quốc gia quan tâm tới việc bảo vệ các quyền lợi của họ theo luật pháp quốc tế, bao gồm tự do hàng hải và các quyền liên quan tới di chuyển trên biển, trên không, và giải pháp hòa bình.

     Bà Kuok cho biết “Bắc Kinh đang tìm cách thuyết phục cộng đồng thế giới” tin vào cách nhìn nhận đầu tiên và phản đối cách nhìn nhận thứ hai. Trung Quốc khẳng định rằng tất cả các tranh chấp đều cần được giải quyết bằng biện pháp song phương, không có sự can dự của các nhân tố như Mỹ hay Đông Nam Á – một cách tiếp cận đang ngày càng có hiệu quả, đặc biệt nó thu hút được sự đồng tình của một số quốc gia nhỏ hơn trong khu vực.

     Phát biểu hồi tháng 1 năm 2017, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Sean Spicer cho biết “Mỹ chắc chắn sẽ bảo vệ các quyền lợi của mình ở Biển Đông” “bởi các hòn đảo tranh chấp này thực sự thuộc về vùng biển quốc tế chứ không chỉ sở hữu  của một mình Trung Quốc, chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ các lãnh thổ quốc tế trước khi chúng bị một quốc gia nào đó chiếm đoạt”.

      Về phần mình Trung Quốc đã lập tức đáp trả bằng cách cả quyết rằng “Mỹ không phải là một quốc gia có liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông”, đồng thời hối thúc Mỹ “tôn trọng thực tế, cẩn trọng trong những phát ngôn và hành động của mình để tránh làm tổn hại  hòa bình và ổn định khu vực”. Kể từ đó Tổng thống Mỹ Donald Trumd dường như đã hạ giọng đáng kể khi nói về Trung Quốc, nhất là sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Trung và một cuộc gặp gỡ thân thiện với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar – a – lago ở Palm Beach, Florida. Ông Trumd nói: mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc có bề dày lịch sử. khi gặp gỡ ông ấy, tôi thấy ông Tập Cận Bình là một con người rất thú vị…”

     Thời điểm đó, Donald Trumd đã tuyên bố sẽ bày tỏ các lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm việc xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo để theo đuổi các yêu sách về chủ quyền lãnh thổ tại tuyến hàng hải chiến lược này. Tuy nhiên mọi sự tập trung chú ý của chính quyền Trump sau đó đều dồn hết vào sự hợp tác trong việc đối phó với vấn đề Triều Tiên.

    Chuyên gia Kuok bày tỏ lo ngại việc ông Trump đang dần dần xóa bỏ chính sách “xoay trục sang châu Á” của người tiền nhiệm Barack Obama, cũng như ông sẵn sàng bỏ qua vấn đề Biển Đông để lôi kéo Trung Quốc vào việc gây áp lực cho nước láng giềng đồng minh ẩn dật của họ. Theo bà, trong khi Trung Quốc lợi dụng ‘sáng kiến’ “vành đai và con đường” để giúp họ “thể hiện tầm nhìn và vị thế lãnh đạo” đối với cộng đồng quốc tế, thì ông Trum lại theo đuổi một chính sách kinh tế bảo hộ mậu dịch “nước Mỹ trên hêt”, tự rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TTP). Bà Kuok nhắc lại một nhận xét nổi tiếng của cố lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu rằng hoạt động của nước Mỹ trên các vấn đề quốc tế, giống như người ta “xem một bộ phim”, người ta có thể “tạm dừng”, và khi nào họ muốn quay trở lại thì bấm “xem tiếp”. Ông Lý Quang Diệu nói một câu nổi tiếng “Nếu Mỹ muốn thực sự tác động đến sự phát triển chiến lược của  Châu Á, họ không thể thích thì đến, không thích thì đi như vậy”.

    Chuyên gia Kuok kết luận rằng Mỹ và các quốc gia trên thế giới “đều có những lợi ích trọng yếu trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế để đảm bảo hòa bình và ỏn dịnh khu vực”.

RELATED ARTICLES

Tin mới