Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 22/06

Bản tin Biển Đông ngày 22/06

Bản tin Biển Đông ngày 22/06/2017.

Truyền thông Trung Quốc loan báo kế hoạch kiểm soát toàn bộ Biển Đông của nước này bằng máy bay trinh sát trên biển tầm xa mới

Ngày 21/6, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết, theo nguồn tin từ trang Tin tức Đại dương Trung Hoa (China Ocean News) ngày 20/6, máy bay trinh sát biển từ tầm trung đến tầm xa đầu tiên của Cục Hải sự Trung Quốc B-5002 đã bắt đầu hoạt động tại “nhánh Nam Hải (Biển Đông) thuộc cơ quan chính phủ nước này”. Theo nguồn tin, máy bay B-5002, với độ dài cánh khoảng 30m, là chiếc máy bay trinh sát trên biển lớn nhất và nhanh nhất ở Trung Quốc mà “về lý thuyết có thể bao trùm phạm vi hoạt động lên toàn bộ Biển Đông”. Chiếc máy bay này sẽ triển khai nhiệm vụ quan sát trong nhiều lĩnh vực bao gồm bảo vệ môi trường biển, khai thác các đảo, các hoạt động bảo vệ “quyền lợi trên biển” cũng như các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, nguồn tin còn tiết lộ một chi tiết đáng lo ngại, đó là “hoạt động của máy bay này sẽ mở rộng một cách hiệu quả phạm vi hoạt động chấp pháp trên không và trên biển của Trung Quốc, tăng cường các hoạt động chấp pháp trên Biển Đông lên một mức cao hơn”. Bắt đầu hoạt động từ ngày 19/6, chiếc máy bay này được sản xuất nởi Tập toàn Công nghiệp Máy bay Xi’an AVIC của Trung Quốc, được trang bị với hệ thống phần cứng và phần mềm với tổng giá trị gần 100 triệu Nhân dân tệ (khoảng 14,6 triệu đô-la Mỹ).

Vì sao Mỹ cần dè chừng đội tàu ngầm của Trung Quốc?

Ngày 21/6, tạp chí The National Interest đăng bài viết “Vì sao Mỹ cần dè chừng đội tàu ngầm của Trung Quốc” của nhà báo Bill Gertz

tác giả khẳng định việc Trung Quốc thầm lặng phát triển các tàu ngầm hiện đại đang đặt ra nhiều thách thức về chiến lược ngày càng nghiêm trọng đối với Mỹ và các nước quan ngại về âm mưu bành trướng của Bắc Kinh ở Châu Á, bao gồm việc gia tăng đáng kể số lượng các tàu loại phổ thông và các tàu trang bị vũ khí hạt nhân. Ông cho biết, cùng với các lực lượng quân sự thông thường và chiến lược, đội tàu ngầm trở thành một nguy cơ đang nổi lên

Chỉ huy Jim Fanell, một quan chức nghỉ hưu của hải quân Mỹ, cựu Giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương cho hay theo nội dung Báo cáo mới đây nhất của Lầu Năm góc về các hoạt động quân sự của Trung Quốc, Trung Quốc đang đặt ưu tiên cao đối với “mặt trận ngầm”. Ông khẳng định “từ quá trình phát triển mang tính chiến lược của tàu ngầm tên lửa đạn đạo loại 096 đến việc sản xuất các tàu ngầm gắn tên lửa hành trình chống hạm lớn nhất thế giới” cho thấy “mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là nhằm thay thế Hải quân Mỹ để trở thành lực lượng ngầm hiện đại nhất và lớn nhất thế giới”. Ngoài ra, theo nguồn tin, Bắc Kinh cũng đang triển khai loại tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, dựa trên khuôn mẫu của tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa hành trình loại 093B, loại này “không chỉ nâng cao khả năng hoạt động trên mặt trận chống hạm của PLAN mà còn hỗ trợ thêm khả năng tấn công đổ bộ bí mật”. Nhiều tàu ngầm mới sẽ được trang bị YJ-18, tên lửa chống hạm siêu thanh của Trung Quốc mà phía nước này luôn vỗ ngực tự hào cho là “tên lửa hành trình chống hạm hoàn hảo nhất”. Mặc dù hiện nay những tàu này vẫn chưa đủ khả năng và mức độ “hoạt động ngầm” như các tàu ngầm của Mỹ nhưng tác giả cho rằng Trung Quốc “đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để thu hẹp dần khoảng cách”, và bằng chứng rõ ràng nhất nằm ở việc sản xuất tàu ngầm tên lửa hành trình loại 096 thế hệ thứ 3, theo Rick Fisher, một chuyên gia phân tích các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế của Mỹ cho hay. Ông Fisher cho hay đội tàu ngầm hạt nhân của PLAN có thể sẽ lên đến 20 chiếc, và điều đó sẽ tạo áp lực lớn đối với đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và nguy cơ PLA có thể tấn công vào các tàu ngầm tên lửa của Mỹ.

Mỹ sẽ nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp với Trung Quốc

Ngày 22/6, The Philippine Star đưa tin, trước thêm Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ – Trung tại Washington, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Susan Thornton khẳng định Mỹ sẽ một lần nữa đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông tại các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc và nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bà Thornton nhấn mạnh, các bên tranh chấp cần ngừng mọt hoạt động xây dựng trên các cấu trúc ở Biển Đông và tạo điều kiện cho việc đàm phán. Dự kiến, tham gia các cuộc đàm phán sẽ là Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đại diện cho phía Mỹ và phía Trung Quốc sẽ là Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Phòng Phong Huy.

RELATED ARTICLES

Tin mới