Thursday, November 28, 2024
Trang chủĐàm luậnCác nước nhỏ làm gì để tránh "cá lớn nuốt cá bé”?

Các nước nhỏ làm gì để tránh “cá lớn nuốt cá bé”?

Cuộc họp Đối thoại an ninh lần đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bàn về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là nội dung quan trọng đầu tiên được đưa ra trên bàn hội nghị.

Trước sự kiện đang gây ồn ào về nhận định của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu về xu hướng “cá lớn nuốt cá bé, cá bé ăn tép riu” đang diễn ra trên vũ đài chính trị quốc tế đã làm cho các nước cùng suy nghĩ.

Sau hội đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bày tỏ quan điểm:

“Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ coi Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên là mối đe dọa an ninh hàng đầu. Mỹ tái khẳng định với Trung Quốc rằng, họ có trách nhiệm gây áp lực lớn hơn về ngoại giao và kinh tế với chế độ này, nếu họ muốn ngăn chặn căng thẳng leo thang hơn nữa trong khu vực”.

Tuy nhiên, về phía Triều Tiên cũng thẳng thắn, cho biết:

“Trong một số trường hợp nhất định, Triều Tiên sẵn sàng nói chuyện về việc đóng băng các hoạt động thử nghiệm hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo nếu phía Mỹ hoàn toàn ngừng các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, tạm thời hoặc vĩnh viễn, thì phía Triều Tiên cũng sẽ tạm thời dừng lại. Vấn đề quan trọng, tất cả hãy bàn việc làm thế nào để giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình.”.

Triều Tiên kiếm tiền bằng cách nào?

Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 5 năm, ông Kim Jong-un đã công khai đưa mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào trọng tâm của chương trình phát triển đất nước, song song với chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân.

Theo các chuyên gia về Triều Tiên, các nguồn tin tình báo, nguồn tin từ khách du lịch đến Triều Tiên cũng như những người dân đào thoát, đây là kết quả của những cải cách âm thầm mà Triều Tiên đang thực hiện.

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp của Triều Tiên đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Xu hướng này dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng của doanh nghiệp tư nhân, cũng như sự nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều này thách thức các quan niệm của phương Tây về quốc gia bí ẩn này.

Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang cố gắng bóp nghẹt Triều Tiên dưới thời ông Kim Jong-un thông qua các hình thức trừng phạt mới, nền kinh tế đang có dấu hiệu của sức sống này có thể khiến Mỹ khó khăn hơn trong việc sử dụng các đòn bẩy gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Mỹ đã gây áp lực cho Triều Tiên gia tăng hơn sau cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier.

Nhưng đối với những người theo dõi chặt chẽ quốc gia bí ẩn này, dấu hiệu thay đổi là rất rõ ràng. Đã có những thay đổi rõ ràng khi tới Bình Nhưỡng. Xe cộ lưu thông trên đường phố nhiều chưa từng có so với trước đây. Ngày càng có những vật dụng hiện đại như pin mặt trời, máy điều hòa mà trước đây không thấy. Tuy nhiên, những cải cách các doanh nghiệp tư nhân thực tế rất ít được đề cập trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Nhà phân tích này cho biết, ông Kim Jong-un đã vận hành một phần nền kinh tế này bằng cách không làm bất cứ điều gì có thể gây thiệt hại cho tự do kinh doanh tư nhân ở cơ sở. Đồng thời, ông lựa chọn các quan chức cấp cao làm việc trong lĩnh vực kinh tế cho thấy tầm nhìn thực sự của Kim Jong-un về tăng trưởng.

Nói về kinh tế, Triều Tiên thực sự rất giỏi trong việc tìm kiếm nguồn ngoại tệ mạnh “bất hợp pháp một cách sáng tạo”.  Muốn thực sự gây sức ép đủ mạnh để ông Kim Jong-un ngồi vào bàn đàm phán theo điều kiện của Mỹ, ông Donald Trump phải chặn được nguồn cung ngoại tệ này. Nhưng đó là một việc rất khó khăn.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết, đơn vị phụ trách việc kiếm ngoại tệ mạnh về cho Triều Tiên là một đơn vị có phiên hiệu “văn phòng 39”. Bất chấp các biện pháp trừng phạt của chính quyền Mỹ thời Barack Obama, “văn phòng 39” vẫn hoạt động bình thường.

Liên Hợp Quốc cho hay, các nhân viên ngoại giao Triều Tiên ở nước ngoài có thể sử dụng đặc quyền ngoại giao để thực hiện “các giao dịch mờ ám”, như buôn lậu vàng và bán vũ khí. Muốn cắt đứt nguồn thu ngoại tệ mạnh của Triều Tiên, buộc Hoa Kỳ phải tìm cách hạn chế hoạt động của các nhà ngoại giao Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Đây là lý do tại sao ông Donald Trump lại điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017, về vấn đề Triều Tiên.

8 trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện Triều Tiên. Hiện tại có 39 nước đặt cơ quan đại diện ngoại giao / sứ quán tại Bình Nhưỡng.

Đó cũng chính là lý do tại sao Ngoại trưởng Rex Tillerson từng tìm cách ép các nước ASEAN cắt đứt hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng, tuy nhiên điều này rất khó xảy ra.

Thâm ý Donald Trump

Trước việc Bình Nhưỡng mở lời sẵn sàng đóng băng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo nếu Washington dừng các hoạt động tập trận quy mô lớn trên bán đảo, các quan chức Nhà Trắng dường như không mấy quan tâm đến đề xuất này. Thay vào đó, ông Rex Tillerson và ông James Mattis đang công khai gây sức ép Bắc Kinh phải tăng áp lực ngoại giao và kinh tế lên Bình Nhưỡng.

Các quan chức Mỹ bỏ qua đề xuất của Triều Tiên là vì, họ cho rằng ý tưởng này là một cái bẫy. Năm 1994 chính quyền Tổng thống Bill Clinton đã thử “đóng băng” chương trình hạt nhân của Triều Tiên, rồi cuối cùng phải bỏ vì cáo buộc Bình Nhưỡng lừa dối.

Tổng thống George W. Bush cũng thử chính sách “đóng băng” chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, và việc tháo dỡ một phần lò phản ứng hạt nhân được đàm phán, nhưng rồi Bình Nhưỡng cũng bỏ dở khi Barack Obama bước vào Nhà Trắng.

Về phía Trung Quốc, chiến lược câu giờ để duy trì hiện trạng bán đảo và cục diện Đông Bắc Á thì đã quá rõ. Thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa thể qua mặt Mỹ kể cả về kinh tế lẫn quân sự, nên mặc nhiên Triều Tiên là một con bài có giá trị để mặc cả với Hoa Kỳ. Vì vậy, dù Triều Tiên có công khai chỉ trích Trung Quốc “bám váy Mỹ”, Bắc Kinh vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt. 

Trung Quốc vẫn chấp hành lệnh trừng phạt Triều Tiên theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc do Mỹ khởi thảo, nhưng về cơ bản không gây biến động lớn đối với nền kinh tế Triều Tiên.

Với Tổng thống Donald Trump, tiếp tục giữ Triều Tiên làm còn bài để gây sức ép lên Bắc Kinh trong các vấn đề khác, đặc biệt là kinh tế – thương mại sẽ là xu hướng chính sách chủ đạo của Nhà Trắng.

Cũng chính Triều Tiên sẽ là chiếc “cân” để giúp ông Donald Trump đo lường chính xác cán cân sức mạnh Trung – Mỹ trên vũ đài chính trị quốc tế.

Lúc đó với sức hút từ thị trường 1,3 tỉ dân của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với 2 đồng minh này, liệu Mỹ còn giữ được ảnh hưởng của mình không?

Cá lớn nuốt cá bé, cá bé ăn tép riu

Tình thế của Triều Tiên hiện nay buộc quốc gia này phải tìm mọi cách tồn tại và phát triển tự cường. Những dấu hiệu chuyển đổi của nền kinh tế Triều Tiên đang cho thấy sự thay đổi trong nhận thức và hành động của các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng.

Trong bối cảnh các siêu cường tự cho mình cái quyền phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân để răn đe, và cấm đoán các nước nhỏ làm điều tương tự, sẽ là ảo tưởng về một sự “công bằng” trong đàm phán giải quyết mâu thuẫn.

Ngay trong quan hệ đồng minh và mất tiền chi trả cho các dịch vụ đảm bảo an ninh từ Hoa Kỳ, không phải người Mỹ nào cùng nhìn nhận đối tác của họ một cách công bằng.

Rõ ràng xu hướng “cá lớn nuốt cá bé, cá bé ăn tép riu” vẫn đang tiếp tục diễn ra, như cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu lúc sinh thời đã từng tổng kết.

Điều này chứng tỏ nhận định của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu về xu hướng “cá lớn nuốt cá bé, cá bé ăn tép riu” vẫn đang diễn ra trên vũ đài chính trị quốc tế, cho dù nhân loại đã bước vào kỷ nguyên văn minh từ lâu.

Muốn tránh được những thiệt thòi và nguy cơ đe dọa đến tồn vong của những quốc gia, dân tộc nằm trong vòng cạnh tranh ảnh hưởng của các siêu cường, có lẽ không còn cách nào khác là những con cá nhỏ hay “tép riu” phải tự lực tự cường, khiến mình trở nên “khó nuốt” với những con cá lớn.

Trong quá trình ấy, bên cạnh việc phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của bản thân, thì việc hợp tác và chơi được với những “con cá lớn” là lựa chọn sống còn của “cá nhỏ” hay “tép riu”, đúng như những gì ông Lý Quang Diệu đã khuyên.

RELATED ARTICLES

Tin mới