Friday, December 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ đã có thể ám sát ông Kim Jong-un trong buổi thử...

Mỹ đã có thể ám sát ông Kim Jong-un trong buổi thử ICBM, nhưng không làm, vì 2 lý do?

Trong vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hôm 4/7 vừa qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bị Mỹ đặt trọn trong tầm ngắm nhưng họ đã không khai hỏa.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hiện trường vụ phóng ICBM hôm 4/7. Ảnh: KCNA

Ankit Panda, biên tập viên cao cấp của tờ The Diplomat dẫn lời một nguồn tin cho biết, các chuyên gia quân sự và tình báo Mỹ đã theo dõi sự kiện Triều Tiên phóng quả tên lửa ICBM đầu tiên của mình vào sáng sớm ngày 4/7 trong suối 70 phút đồng hồ. Thời khắc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hút thuốc, đi vòng quanh bệ phóng đều nằm trong tầm ngắm của Mỹ.

Theo nguồn tin trên, Mỹ đã biết Triều Tiên đang trong giai đoạn cuối phát triển ICBM sau vụ thử động cơ tên lửa trước đó. Mỹ biết Triều Tiên muốn thử tên lửa vào ngày Quốc khánh Mỹ để truyền tải thông điệp. Mỹ đã biết loại tên lửa này khác biệt với bất kỳ tên lửa nào mà họ thấy trước đây. 

Mỹ cũng biết họ có thể phá hủy nó bằng nhiều phương tiện tấn công chính xác bố trí tại khu vực. Quan trọng hơn, Mỹ cũng đã đưa Kim Jong-un vào tầm ngắm trong hơn 1 giờ đồng hồ. Nhưng Mỹ đã không hành động.

“Mỹ đã không tấn công trước lúc tên lửa được phóng đi là điều khá bình thường”, Rodger Baker, chuyên gia phân tích hàng đầu về Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương của hãng tư vấn địa chính trị Stratfor nói với Business Insider. “Điều không bình thường là họ nói họ đang theo dõi hoặc ít nhất cũng để thông tin đó lộ ra”.  

Video ghi lại vụ phóng cho thấy rất rõ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang có mặt tại thực địa, chỉ cách tên lửa có vài bước chân. Ngay ngày hôm sau, Mỹ và Hàn Quốc lập tức tiến hành màn phô diễn sức mạnh bằng hỏa tiễn dẫn đường chính xác, muốn chứng tỏ rằng, đáng ra họ có thể cùng lúc, vừa ám sát được ông Kim Jong-un lại vừa ngăn được vụ phóng. Nhưng họ đã không hành động.

Baker cho rằng, bằng việc để cho Triều Tiên biết Mỹ đã theo dõi ông Kim Jong-un khi nhà lãnh đạo này chuẩn bị cho một trong những vụ thử nghiệm tên lửa lớn nhất của Bình Nhưỡng, Washington có lẽ đã truyền tải đi 2 thông điệp mạnh mẽ.

Thứ nhất, quyết định này phù hợp với tuyên bố của Ngoại trưởng Rex Tillerson, rằng Mỹ muốn “đưa Kim Jong-un trở về trạng thái bình thường, chứ không muốn đánh bại ông”, và việc thay đổi chế độ ở Triều Tiên không phải mục đích cuối cùng của Mỹ.

Thông điệp thứ hai, theo Baker, nếu Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình tên lửa thì “Mỹ đã chứng minh họ có thể oanh tạc cả chương trình này và ông Kim Jong-un”.

Baker cho biết, Mỹ vẫn nắm chặt chẽ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và hình ảnh về các vụ phóng này luôn xuất hiện nhà lãnh đạo Kim Jong-un gần đó, dù Bình Nhưỡng có liên tục thay đổi và cố gắng ngụy trang các điểm phóng.

RELATED ARTICLES

Tin mới