Thursday, November 28, 2024
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông ngày 17/07

Bản tin Biển Đông ngày 17/07

Bản tin Biển Đông ngày 17/07/2017.

Vì sao Indonesia đổi tên một phần của Biển Đông?

Ngày 17/7, tạp chí The Diplomat đăng bài viết “Vì sao Indonesia đổi tên một phần Biển Đông” của nhà báo Prashanth Parameswaran. Ông Parameswaran nhận định, qua việc ngày 14/7, Indonesia thông báo đã đổi tên khu vực phía Bắc vùng đặc quyền kinh tế của nước này quanh quần đảo Natuna ở Biển Đông thành “Biển Bắc Natuna”, Indonesia đang quyết tâm triển khai những bước đi mới nhằm làm rõ hơn lập trường pháp lý lâu nay của nước này và bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” “tai tiếng” của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả cho hay, lập trường “cân bằng tinh tế” của Indonesia về vấn đề Biển Đông cũng như cách tiếp cận của nước này kể từ những năm 1990 về cơ bản là chưa có gì thay đổi. Và động thái mới nhất của Indonesia được xem là “phù hợp” với lập trường này khi hiểu theo nghĩa rộng hơn. Ông Parameswaran cho hay, theo quan điểm của Indonesia khi đổi tên vùng biển này, động thái của nước này có nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn thuần mang tính “biểu tượng”. Khi Jakarta bắt đầu đăng ký tên mới với Tổ chức Thuỷ đạc Quốc tế (IHO), những động thái này sẽ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng những hành động của nước này phù hợp với luật quốc tế và do đó, “không phải trùng hợp ngẫu nhiên rằng Chính phủ Indonesia đã trực tiếp đề cập đến Phán quyết của Toà Trọng tài vụ kiện Biển Đông là một phần lý do để nước này đổi tên vùng biển vì Indonesia đang nỗ lực tạo sự thay đổi trong nội bộ phù hợp với luật pháp quốc tế” . Ngoài ra, ông Parameswaran cho rằng, việc xác định rõ ràng ranh giới của các nước Đông Nam Á cũng tạo thêm nhiều cơ sở thực tế hơn đối với các nguồn tài nguyên dầu khí nằm dưới thềm lục địa cũng như tính chính đáng của các hoạt động mà Indonesia tiến hành nhằm củng cố các yêu sách của nước này ở khu vực, bao gồm tuần tra trên biển. Hơn nữa, động thái pháp lý này cũng có thể mang lại hiệu quả khi mà chỉ riêng Phán quyết của Toà Trọng tài thì không thể đủ để ngăn chặn cách hành xử hiếu chiến của Trung Quốc trừ khi Phán quyết này được thực thi cùng các hành động khác, bao gồm trong các lĩnh vực quân sự và thậm chí cả kinh tế. Tuy nhiên, Indonesia cũng sẽ gặp phải vấn đề: dù Indonesia có tuyên bố pháp lý vững chắc nhưng tiềm lực quân sự của nước này vẫn còn khá hạn chế, trong khi chính quyền Jokowi vẫn còn nhiều khó khăn khi phải cân bằng giữa việc hợp tác với Trung Quốc và giải quyết bất đồng với nước này. Thêm vào đó, ông lưu ý rằng “dù Natuna là một yếu tố quan trọng trong việc công bố bản đồ mới của Indonesia, vẫn còn nhiều hoạt động khác trong chính sách đối ngoại của Indonesia ảnh hưởng đến quan điểm của nước này trong vấn đề biên giới. Ông nhấn mạnh, thay vì chỉ tập trung vào Trung Quốc và Biển Đông, động thái mới của chính quyền Tổng thống Jokowi cho thấy đã có những tiến triển của nước này trong các vấn đề biên giới với các nước láng giềng, gắn bó chặt chẽ với việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia.

Vai trò đang lên của Nhật Bản ở Biển Đông

Ngày 17/7, trang IAPS Dialogue đăng bài viết “Vai trò ngày càng lớn của Nhật Bản ở Biển Đông” của Reinhard Drifte, Giáo sư Đại học Newscastle. Ông Drifte cho rằng, Nhật Bản có khả năng sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động an ninh ở Biển Đông nhằm đối phó với chiến thuật “cắt lát salami” của Trung Quốc. Tuy nhiên, có những khó khăn về chính trị và chi phí trong việc thực hiện các chính sách toàn diện của Nhật Bản đối với Biển Đông, bên cạnh rào cản về “chủ nghĩa hòa bình” vẫn còn mạnh mẽ của Nhật Bản cũng như những hạn chế trong hiến pháp và ngân sách. Trước hết, bất chấp Nhật Bản đã nỗ lực “kéo” các bên yêu sách lãnh thổ liên quan vào một lập trường chung để tiến tới xây dựng các quy định pháp lý mang tính ràng buộc, chẳng hạn như thông qua Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, các quốc gia ven biển vẫn có những lập trường khác nhau về các vấn đề lãnh thổ cũng như những khác biệt về các ưu tiên về an ninh hàng hải ngoài các vấn đề về đường biên giới biển hoặc lãnh thổ. Thứ hai, sự phối hợp và hợp tác với Mỹ cũng tồn tại những khác biệt nhất định do Nhật Bản chủ yếu vẫn dành sự tập trung ở khu vực Đông Bắc Á và đặc biệt là Biển Hoa Đông. Hơn nữa, Trung Quốc luôn chống đối mạnh mẽ bất kỳ nước nào ngoài khu vực phản đối cách hành xử vô lối của nước này ở Biển Đông nhưng đồng thời sử dụng sức ép trong vấn đề Biển Hoa Đông để “lôi” Nhật Bản ra khỏi Biển Đông. Ông đề xuất, hiệu quả của các chính sách của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông nhằm thu được các lợi ích chính trị, chiến lược và kinh tế có thể được thúc đẩy bằng cách kết hợp cân bằng hơn các chính sách chính trị, kinh tế và an ninh, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi Nhật Bản cần có sự kiềm chế đối với Trung Quốc.

Mỹ yêu cầu các nước ở Biển Hoa Đông và Biển Đông thực hiện tự kiềm chế

Ngày 18/7, India Today đưa tin, tại một buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc bay qua kênh Bashi và eo biển Miyako nhiều lần trong tuần qua, Người Phát ngôn Lầu Năm góc Jeff Davis đưa ra phát biểu kêu gọi các bên ở Biển Hoa Đông và Biển Đông thực hiện kiềm chế, tôn trọng chủ quyền của các bên khi tiến hành các hoạt động của mình đồng thời  tránh có những hành động khiêu khích.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới