Saturday, December 28, 2024
Trang chủQuân sựTái triển khai THAAD: Bắc Kinh muốn ‘trả đũa’ Seoul, dè chừng...

Tái triển khai THAAD: Bắc Kinh muốn ‘trả đũa’ Seoul, dè chừng Mỹ

Bắc Kinh luôn phản đối việc Hàn Quốc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ, nên khi kế hoạch này được tiếp tục sau thời gian gián đoạn, Trung Quốc có thể tìm cách trả đũa lại Seoul. Nhưng đối với Mỹ, quốc gia đông dân nhất thế giới lại tỏ ra hòa nhã và dè chừng hơn.

Trung Quốc tìm cách “trả đũa” Hàn Quốc

Khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên nắm quyền vào tháng 5, lãnh đạo Trung Quốc có thể “thở phào” khi ông Moon tuyên bố ngừng triển khai THAAD trong vòng 15 tháng để đánh giá tác động môi trường.

Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lần thứ 2 vào ngày 28/7. Ông Moon đề xuất tái triển khai hệ thống phòng không của Mỹ và mở cuộc tham vấn với Washington để có những bước đi tiếp theo.

Lập tức, Bắc Kinh đáp trả lại bằng cách triệu tập Đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc Kim Jang-Soo để phản đối quyết định của Seoul.

“Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trước khi phản đối việc phóng thử tên lửa của Triều Tiên, đã triệu tập đại sứ Kim ngay sau khi Hàn Quốc công bố triển khai các giàn phóng của THAAD, như thể họ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng. Điều này cho thấy mức độ ưu tiên của Trung Quốc”, một nguồn tin giấu tên bình luận trên tờ JoonAng Ilbo của Hàn Quốc.

Một bài báo hôm thứ Ba (2/8) trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết: “Các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo, mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Trung – Hàn sẽ bị tổn hại lâu dài nếu Seoul khăng khăng triển khai chương trình phòng thủ tên lửa THAAD bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh”.

Thực tế cho thấy, THAAD đang được triển khai nhanh chóng. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis tuyên bố hôm 31/7, đã sẵn sàng để đưa thêm các đơn vị THAAD càng nhanh càng tốt.

Bắc Kinh dè chừng Washington

Có thể thấy, trong khi việc triển khai THAAD là hợp tác quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc hầu như chỉ nhắm vào Hàn Quốc, không có các phát ngôn gay gắt nào đối với Mỹ.

Thậm chí, khi Tổng thống Donald Trump chỉ trích Trung Quốc trên Twitter hôm 29/7, một ngày sau khi Triều Tiên thử nghiệm ICBM lần thứ 2, Bắc Kinh hồi đáp lại, nhưng khá thận trọng.

Cụ thể, ông Trump viết “rất thất vọng” về Trung Quốc và chỉ trích Bắc Kinh kiếm lợi từ Mỹ hàng trăm tỷ USD mỗi năm từ thương mại, nhưng không hỗ trợ được gì cho Mỹ về Triều Tiên.

Bắc Kinh không có phản ứng ngay lập tức, mà hai ngày sau mới đưa ra quan điểm.

“Chúng tôi tin rằng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và thương mại Trung-Mỹ là hai vấn đề nằm trong hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Các vấn đề không liên quan đến nhau và không nên thảo luận cùng nhau”, Qian Keming, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc, phát biểu trong cuộc họp báo đầu tuần.

Một số chuyên gia nhận định, xung đột trên Bán đảo Triều Tiên đơn giản để Mỹ và Trung Quốc kiếm chế nhau.

“Lựa chọn quân sự mà người Mỹ đang đe dọa sẽ không xảy ra vì rủi ro quá lớn. Đó là cái cớ để gây sức ép lên Trung Quốc”, Liu Ming, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bán đảo Triều Tiên tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói với tờ Boston Globe.

RELATED ARTICLES

Tin mới