Thursday, December 26, 2024
Trang chủĐàm luậnÔng Trump sẽ "xử lý" Triều Tiên như thế nào?

Ông Trump sẽ “xử lý” Triều Tiên như thế nào?

Chính quyền Trump cho biết, đã sẵn sàng sử dụng quân đội để ngăn chặn Triều Tiên phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân có khả năng nhằm vào Mỹ. Tuy nhiên, lựa chọn này đã là tối ưu hay chưa mà cũng có thể đánh đổi bằng tính mạng của hàng ngàn người.

Khả năng về cuộc chiến giữa Mỹ và Triều Tiên?

Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công ICBM Hwasong-14 vào ngày 29/7 và tối trước đó và khẳng đi tên lửa cải tiến này đủ khả năng tấn công mọi vị trí trên lục địa Mỹ. Quốc gia Đông Bắc Á này còn đe dọa, sẽ phá hủy nước Mỹ nếu chính quyền Trump không dừng các hành động quân sự thù địch trên Bán đảo Triều Tiên.

Đáp lại thông điệp cảnh cáo trên, chính phủ Mỹ vẫn không tin Bình Nhưỡng đủ khả năng phóng ICBM có khả năng hạt nhân cho đến năm 2018. Dù vậy, vụ thử nghiệm mới cho thấy chương trình tên lửa của Triều Tiên có thể đã vượt xa những gì Washington phán đoán.

Nhận định trên của cả hai phía đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc liệu quân đội Mỹ có tiến hành một cuộc tấn công vào Triều Tiên hay không và chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều đó trở thành hiện thực.

Không ít lần, ông Trump khẳng định trước báo chí, sẽ “xử lý” triều Tiên trước tình hình leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay. Tuyên bố của ông Trump khiến nhiều người thắc mắc, nhưng Washington sẽ “xử lý” Bình Nhưỡng bằng cách nào.

Gần đây nhất, những người Mỹ ủng hộ ông Trump dùng biện pháp quân sự với Bình Nhưỡng “chúng tôi muốn nói, ngài Tổng thống đã rất thẳng thắn về sự cần thiết phải ngăn chặn Triều Tiên. Chúng tôi chú trọng vào việc ngừng thử nghiệm hạt nhân, tên lửa, ngăn chặn sự xâm lược…”.

Những tuyên bố từ Mỹ và những lời cảnh báo của Triều Tiên đều đã đề cập đến khả năng về một cuộc chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Theo các quan chức Mỹ cho biết vào tháng trước, lựa chọn quân sự đối với Triều Tiên đã được chuẩn bị và sẵn sàng để trình lên Tổng thống Donald Trump khi có lệnh.

“Những gì chúng tôi phải làm là chuẩn bị tất cả các đối sách vì Tổng thống nói rõ ràng, ông ấy sẽ không chấp nhận chương trình hạt nhân ở Triều Tiên và bất cứ mối đe dọa có thể nhắm đến Mỹ và người dân Mỹ”, Cố vấn An ninh Quốc gia H.R. McMaster tuyên bố vào tháng trước tại Washington.

Phía Mỹ chắc chắn có một lựa chọn quân sự để triệt tiêu chương trình tên lửa của Triều Tiên và cả Triều Tiên… và đương nhiên các lựa chọn quân sự là không thể tránh khỏi nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa bất chấp tất cả. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các kịch bản chiến tranh được đặt ra, chiến thắng đều nghiêng về phía Mỹ. Nhưng để đạt được chiến thắng đó, cái giá phải trả có thể rất khủng khiếp.

Hệ lụy từ cuộc chiến Mỹ – Triều Tiên

Nếu xung đột vũ trang giữa quân đội Mỹ và Triều Tiên xảy ra, các nhà nghiên cứu nhận định: phần thắng nghiêng về phía Mỹ, nhưng kéo theo đó là sinh mạng của hàng trăm ngàn người, chủ yếu ở Hàn Quốc, nơi sinh sống của hàng triệu người vô tội và các binh sĩ quân đội Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc.

Điều này đã được ông Trump lường trước. Nếu có chiến tranh, nó sẽ diễn ra ở Triều Tiên. Nếu có hàng ngàn người thiệt mạng trên Bán đảo Triều Tiên chứ không phải trên đất Mỹ và ông Trump nói phải đối mặt với sự thật đó. Mỹ đã suy tính rất nhiều, việc Mỹ tấn công Triều Tiên có thể khiến nước này tấn công đòn thù sang Hàn Quốc bằng các cuộc không kích gây ra thương vong nghiêm trọng.

Nghiêm trọng hơn nữa, những đợt tấn công của Mỹ vào các điểm phóng tên lửa hoặc các căn cứ quân sự của Triều Tiên cũng mang đến nguy cơ khủng khiếp, nếu tình báo Mỹ nắm rõ sức mạnh quân sự thật sự của Bình Nhưỡng: nhiều khả năng sẽ dẫn đến một vụ thử tên lửa hoặc hỏa lực hạt nhân tiềm năng dội vào Bán đảo Triều Tiên. Điều này cũng là vấn đề khiến Mỹ rất quan ngại, đặc biệt khi Triều Tiên chuyển sang sử dụng tên lửa đạn đạo.

Hiện tại, cũng chưa ai đánh giá được hết thực lực của Triều Tiên ngày càng tiến bộ trong khả năng giấu diếm các khả năng của họ trước Mỹ. Giả thiết đặt ra, quân đội Triều Tiên có thể nhanh chóng đưa tên lửa ra khỏi hầm trú ẩn dưới mặt đất và khai hỏa, khiến vệ tinh của Mỹ sẽ có ít hoặc không có thời gian quan sát…

Ngoài ra, theo các chuyên gia nhận định, cuộc chiến với Triều Tiên sẽ giúp Mỹ mở rộng giá trị và tầm ảnh hưởng trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng lại sẽ lan sang Trung Quốc và toàn châu Á, để lại những hậu quả khó lường trước.

Liệu có lựa chọn nào khác?

Tăng cường sự hiện diện quân sự trên Bán đảo Triều Tiên thông qua các chương trình vũ trang là một lựa chọn của chính quyền Donald Trump. Thế nhưng, cho đến nay, biện pháp này bộc lộ ít hiệu quả trong việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đề xuất tạo sức ép để thay đổi chế độ ở Triều Tiên cũng là một giải pháp được đưa ra, tuy nhiên nó đang làm gia tăng căng thẳng. Các nhà nghiên cứu cũng phải thừa nhận, phương án này tồn tại những rủi ro, cụ thể như chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Quan trọng hơn, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 1/8 đã phủ nhận ý tưởng này. Ông khẳng định, Mỹ sẽ có các hành động đối phó chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, nhưng không hề có ý định thay đổi chế độ ở nước này.

Các dấu hiệu hiện nay cho thấy, Mỹ vẫn hy vọng đạt được một giải pháp ngoại giao và chỉ sử dụng quân đội khi Triều Tiên thực sự gây ra mối đe dọa đáng kể.

Chính quyền Trump dường như đang hướng đến tận dụng các cường quốc khác, thay vì tấn công trực tiếp, với hy vọng mang Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán. Dù vậy, trước tốc độ gia tăng các vụ thử tên lửa có khả năng tấn công Mỹ, Trump và các nhà lãnh đạo quân đội đang xem xét cách tiếp cận mạnh mẽ hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại cả Triều Tiên và Mỹ đều đã chuẩn bị cho phương án chiến tranh. Tổng thống Mỹ đã nói rõ rằng ông sẽ không dung thứ trước một nước Triều Tiên có thể đe doạ Mỹ. Triều Tiên thì khẳng định tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sẽ nghiền nát nước Mỹ.

Căng thẳng gia tăng khi Triều Tiên hai lần thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Ông Trump đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Trung Quốc và Hàn Quốc để tiến tới xuống thang tình hình. Bình Nhưỡng liên tục đổ lỗi cho Washington về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi thực hiện các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Triều Tiên tuyên bố chương trình tên lửa là biện pháp răn đe mạnh mẽ trước mối đe doạ này. Bên nọ đổ lỗi cho bên kia, tuy nhiên hãy đừng để sự căng thẳng leo thang dẫn đến mất kiểm soát của cả hai bên!

RELATED ARTICLES

Tin mới