Thursday, December 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChất lượng giáo viên kém là cái bẫy của nền giáo dục...

Chất lượng giáo viên kém là cái bẫy của nền giáo dục VN?

Cán bộ giảng viên không tham gia nghiên cứu khoa học, giáo viên 3 điểm/môn đỗ sư phạm, thế mà VN vẫn nhiều Tiến sĩ gấp 5 lần Nhật.

Chất lượng giảng viên Đại học còn hạn chế

Giảng viên, giáo viên chất lượng đều kém

Ngày 11/8, tại hội nghị tổng kết năm học giáo dục đại học và các trường sư phạm, năm học 2016-2017, Bộ GD-ĐT công bố tổng số giảng viên trong các trường đại học là gần 73 nghìn người, tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là gần 17 nghìn người, thạc sĩ hơn 43 nghìn người.

Số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm hiện nay là: 3.388 người trong đó giảng viên có trình độ: Tiến sĩ – 115 người; Thạc sĩ – 2.187 người.

Thế nhưng, theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, số lượng giảng viên tăng nhưng tỷ lệ giảng viên có chức danh GS,PGS và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các trường cao đẳng sư phạm còn thấp (chiếm ~ 3,4%).

Bà Phụng cho rằng, chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ giảng viên không tham gia NCKH, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế…

Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu và có độ tuổi cao nên chưa tạo niềm tin về chất lượng đào tạo của một số trường ngoài công cập trong hệ thống.

Nhiều cơ sở đào tạo chưa chú trọng đến kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn giảng viên trẻ kế cận cũng như việc bồi dưỡng tạo nguồn giảng viên gửi đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài.

Tất cả chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi sang mô hình quản lý chất lượng dựa trên chuẩn, tiêu chuẩn và tự chủ đại học.

Về vấn đề trên, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, những năm trước đây, các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hoặc khá ở nước ngoài hoặc sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở trong nước mới được biên chế về các Trường đại học hoặc được Nhà trường giữ lại để làm giáo viên.

Những năm gần đây, xóa bỏ chỉ tiêu phân bổ, lại trong môi trường tham nhũng, cơ chế chính sách không thu hút được nhân tài, cho nên nhiều sinh viên là con em của cán bộ trong trường đại học không xin được việc nơi khác, mới tìm mọi cách để ở lại trường, trước là để trợ giảng…cho nên đội ngũ giáo viên đại học mới có chất lượng như ngày hôm nay.

Cần phải đổi mới chính sách thu hút nhân tài về các cơ sở giáo dục đại học đi đôi với việc chống tiêu cực trong các cơ sở đào tạo đại học (xin điểm, mua điểm, đổi tình lấy điểm…) thì mới cải thiện được chất lượng đội ngũ giáo viên đại học. Riêng phần, ngoại ngữ, bắt buộc phải cử họ đi học tiếp từ 1 đến 2 năm ở các cơ sở đào tạo đại học ngoại ngữ.

Cần phải có quy định trong 5 năm, không có công trình khoa học có giá trị, giảng viên sẽ bị cho thôi việc.

Lo lắng một nỗi là không chỉ có đội ngũ giảng viên giảng dạy cấp bậc Cao đẳng, Đại học có chất lượng thấp, mà vừa qua trong đợt tuyển sinh của các trường chuyên nghiệp, dư luận được phen hoang mang, xôn xao với thông tin, nhiều trường Cao đẳng sư phạm ở địa phương có mức điểm chuẩn cho tổ hợp 3 môn chỉ “loanh quanh” 9, 10.

Điều đáng nói là mặt bằng điểm thi THPT quốc gia năm nay cao nên điểm chuẩn nhiều ngành tăng kỷ lục, có những trường khôi an ninh, quân đội, y khoa 30 điểm vẫn trượt Đại học. Tuy nhiên, điều này lại đi ngược với ngành sư phạm.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng phải thốt lên: “Để có một nền giáo dục chất lượng đương nhiên phải có đội ngũ giáo viên tốt mà để có những giáo viên tốt trước hết đầu vào phải chuẩn. Một thực tế không ai có thể phủ nhận là nếu đầu vào kém thì chất lượng người thầy cũng kém.

Tính đơn giản một người thầy sẽ dạy khoảng 35 năm với 35 thế hệ. 35 thế hệ qua bàn tay của một người thầy dốt thì tôi không dám tưởng tượng đến hậu quả của nó. Một thế hệ thầy tồi sẽ làm hỏng cả một dân tộc”.

Giáo viên dạy học sinh ở cấp bậc thấp thì chất lượng đầu vào ngày càng đi xuống, giảng viên cấp bậc cao chuyên nghiệp thì không nghiên cứu, trình độ hạn chế, vậy thì chúng ta có thể tưởng tượng ra bức tranh của nền giáo dục Việt Nam trong tương lai?.

Số lượng GS, TS gấp 5 lần Nhật Bản

Lạ lùng, dù chất lượng giảng dạy có thấp, thì Việt Nam vẫn có rất nhiều Tiến sĩ, theo số liệu của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ KH-CN thống kê ở Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ.

Và theo tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia thì số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.

Thậm chí, số lượng Tiến sĩ của xứ ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học nào của chúng ta được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới.

Đáng buồn hơn là hằng năm số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng trên thế giới thì chỉ đếm trên đầu ngón tay, thấp nhất so với các nước trong khu vực, thậm chí còn ít hơn số lượng các bài báo khoa học của một trường đại học của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Điều này làm chúng ta lại nhớ đến câu nói của PGS.TS Phạm Bích San: “Số GS,TS của chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới”.

RELATED ARTICLES

Tin mới