Thursday, December 26, 2024
Trang chủĐiểm tinNga quyết "chặt đứt" các vũ khí từ Ukraine: Cú thoát lầy...

Nga quyết “chặt đứt” các vũ khí từ Ukraine: Cú thoát lầy ngoạn mục

Ukraine đơn phương chấm dứt thỏa thuận về xuất khẩu các vũ khí, trang bị quân sự sang các nước thứ ba, Nga đã cứng rắn khẳng định sẽ “chặt đứt” mọi quan hệ.

Tàu chiến của Hải quân Nga.

Ukraine buông tay

Từ khi mối quan hệ giữa hai nước gia tăng căng thẳng vào năm 2014, Nga, theo thông tin của Bộ Quốc phòng nước này, đã thay thế được phụ tùng của 90 mẫu khí tài quân sự trong tổng số 182 mẫu.

Do vậy việc Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman thông báo về việc chấm dứt thỏa thuận liên chính phủ tại phiên họp của Văn phòng Chính phủ không khiến người Nga lo lắng.

Về những dự định của Kiev xóa bỏ văn bản này được biết đến vào hôm 10/8/2017 vừa qua. Thỏa thuận được Ukraine và Nga ký kết vào mùa hè năm 2003 và có hiệu lực vào tháng 3/2004 trên cơ sở thỏa thuận giữa chính phủ hai nước về hợp tác kỹ thuật-quân sự từ ngày 26/5/1993.

Thỏa thuận này bao gồm, ngoài những thứ nêu trên, còn danh mục các sản phẩm quân sự mà cần phải có sự chấp thuận của các bên khi xuất khẩu, và tiến hành các phiên tư vấn sơ bộ khi cần thiết để ký kết các hợp đồng bán hoặc chuyển giao sản phẩm quân sự cho các nước thứ ba, hợp tác trong lĩnh vực tu sửa khí tài quân sự để xuất khẩu sang nước khác.

Các hàng hóa quân sự được phối hợp nghiên cứu chế tạo hoặc nâng cấp sau ngày 1/1/1992 đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận này.

Trong văn bản nói trên, các bên cũng đã thống nhất gìn giữ và phát triển mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu chế tạo và sản xuất các sản phẩm quân sự, cung cấp cho nhau, thực hiện các dịch vụ quân sự.

Về mặt chính thức, Ukraine đã dừng cung cấp cho Nga các hàng hóa quân sự từ cuối tháng 3/2014, còn vào ngày 16/7 cùng năm, tổng thống Ukraine Petr Poroshenko cấm hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga trong lĩnh vực công nghiệp-quốc phòng.

Ngày 27/8/2014, Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng đã giao cho Chính phủ Ukraine áp dụng các biện pháp nhằm chấm dứt xuất khẩu sang Nga những hàng hóa quân sự và lưỡng dụng, ngoại trừ thiết bị vũ trụ phục vụ mục đích nghiên cứu và sử dụng vũ trụ vào những mục tiêu hòa bình trong khuôn khổ các dự án vũ trụ quốc tế.

Nga không cần!

Vào tháng 2/2017, thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov đã chia sẻ với “Gazeta.ru” rằng, từ hồi mùa xuân năm 2014, giới chức quân sự cùng với các đại diện lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga đã đánh giá sự tham gia của Ukraine trong những sản phẩm vũ khí và khí tài Nga.

Theo lời ông Borisov, một danh sách bao gồm 182 mẫu khí tài quân sự đã được thiết lập. Mỗi một mẫu đều được xây dựng kế hoạch và lộ trình chi tiết thay thế nhập khẩu trong những năm tới.

Hàng tháng, tại các cuộc họp trực tuyến của Bộ Quốc phòng Nga, công tác tổng kết việc thực hiện lộ trình trên được tiến hành, còn tình hình cụ thể được báo cáo lên tổng thống Nga định kỳ hàng quý. Kết quả, đến cuối năm 2016, việc thay thế các phụ tùng của Ukraine đã được thực hiện đối với hơn 90 loại vũ khí, khí tài quân sự và chuyên dụng chủ lực.

Theo thừa nhận của thứ trưởng Borisov, vì phía Ukraine ngừng cung cấp sản phẩm của mình, Nga phải điều chỉnh kế hoạch đóng lô thứ hai gồm 3 chiếc tàu tuần tra mang tên lửa tại “Yantar”.

Vào năm 2016, 60 động cơ hàng không VK-2500 đã được sản xuất toàn bộ bằng các phụ tùng trong nước. Trong những kế hoạch cho năm 2017 – số lượng này sẽ tăng lên 60%.

“Hiện nay chúng tôi không cảm thấy cần thiết các động cơ do Ukraine sản xuất. Ngoại trừ chiếc trực thăng siêu trọng Mi-26 của chúng tôi. Ở đây các vấn đề vẫn đang được giải quyết từng bước”, ông Borisov chia sẻ.

Trong năm nay, Công ty “Saturn” (nhà sản xuất các động cơ tuốc bin khí) sẽ phải tiến hàng thử nghiệm các động cơ tuốc bin mới cho các tàu chiến khu vực nước sâu PD-14, còn từ năm 2018 dự kiến sẽ triển khai hoạt động sản xuất các động cơ này.

Trong tháng 4/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng quyết định chấm dứt hợp tác kỹ thuật-quân sự với Moscow của Ukraine giúp Nga xây dựng một lĩnh vực sản xuất hoàn toàn mới.

Trong khuôn khổ hội nghị của Ủy ban công nghiệp-quân sự Nga, ông Putin cho biết rằng, đến năm 2014, Nga đã mua các động cơ tàu chiến của Ukraine để phục vụ nhu cầu của mình, tuy nhiên trong tương lai khả năng hợp tác với Kiev «sẽ biến mất”.

“Chúng ta đã cần phải chú trọng tới vấn đề thay thế nhập khẩu, và, nói một cách thực lòng, điều này có lợi cho chúng ta từ quan điểm công nghệ, bởi vì trong suốt quá trình này – từ tháng 12/2014 cho tới ngày hôm nay, chúng ta gần như đã xây dựng được một lĩnh vực khoa học và một lĩnh vực sản xuất mới”, ông Putin nói.

Theo lời của ông, thời hạn đóng mới các tàu chiến sẽ lùi lại không phải 2 năm như dự định trước đó, mà khoảng 1,5 năm.

Trong khuôn khổ kế hoạch thay thế nhập khẩu, chương trình chế tạo chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nhẹ mới IL-112V đã được thúc đẩy để thay thế chiếc máy bay An-140 của Ukraine.

Doanh nghiệp hợp tác quan trọng của dự án Il-112V là công ty “Klimov” của Saint Peterburg (Nga). Doanh nghiệp này đang nghiên cứu chế tạo động cơ TV7-117ST của chiếc máy bay này.

Loại động cơ TV7-117 ban đầu được thiết kế dành cho cả máy bay lẫn trực thăng. Dự kiến trong quá trình chế tạo động cơ cho Il-112V sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu chế tạo của động cơ cho trực thăng.

Vào giữa tháng 9/2016, tập đoàn chế tạo động cơ Nga đã phát ra thông báo rằng đến cuối năm 2019 sẽ chế tạo 16 động cơ phản lực cách quạt TV7-117ST và 50 động cơ TV7-117V dành cho các máy bay trực thăng đa năng Mi-38. Hai động cơ đầu tiên đáng lẽ phải được bàn giao cho nhà máy Voronez (Nga) từ hồi tháng 2/2017.

Vào cuối năm 2016, phó thủ tướng Chính phủ Nga Rogozin cho biết rằng công tác chế tạo động cơ cho IL-112V mở ra tương lai tiếp cận chiếc máy bay động cơ phản lực cánh quạt tầm ngắn IL-114-300 mà cũng sẽ sử dụng các động cơ TV7-117ST.

Tuy nhiên, các nguồn tin của “Gazeta.ru” trong lĩnh vực hàng không khẳng định rằng chính các động cơ là vấn đề cơ bản trong quá trình chế tạo máy bay IL-112V.

Một nguồn tin xác nhận rằng công ty “Klimov” đã tập trung vào việc hoàn thiện động cơ này từ năm 2002, nhưng không thể đưa động cơ này hoạt động theo các tính năng cần thiết.

Theo lời nguồn tin này, động cơ nói trên không thể đạt được khả năng hoạt động cần thiết. Và điều này có thể biến thành vấn đề gây đau đầu không có giới hạn đối với “chú ngựa thồ” IL-112V của lực lượng không quân vận tải Nga.

Chiếc máy bay này dự kiến sẽ hoạt động hàng ngày, bay nhiều và thường xuyên, và việc bàn giao nó cho khách hàng với động cơ công suất kém và thiếu ổn định, theo các chuyên gia, đồng nghĩa với việc đẩy toàn bộ dự án vào kết cục thất bại.

Công ty “Klimov” cũng gặp phải những vấn đề tương tự liên quan tới việc thay thế nhập khẩu các động cơ trực thăng. Doanh nghiệp “Motor Sich” của Ukraine đã cho xuất xưởng động cơ trực thăng mới TV3-117VMA-SBM1V.

Tuổi thọ của các động cơ này là 6.000 giờ, còn của động cơ VK-2500 do “Klimov” sản xuất – chỉ 2.000 giờ. Động cơ của Ukraine có thể đưa trực thăng tiếp cận độ cao 9000m, còn trần bay của VK-2500 là 5.000m. Công suất của TV3-117VMA-SBM1V cao hơn 10%, và nó có thể chịu được nhiệt độ tối đa 45 độ C. 

Tuy nhiên sự hợp tác của Nga và Ukraine trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng vẫn chưa chấm dứt toàn bộ cho đến nay. Vào tháng 2/2017 xuất hiện thông tin về việc công ty “Motor Sich” của Ukraine tham gia vào dự án chế tạo chiếc máy bay trực thăng hạng nặng Advanced Heavy Lifter (AHL) của Nga và Trung Quốc.

Đại diện của công ty “Motor Sich” lý giải rằng họ làm việc trực tiếp với phía Trung Quốc – công ty Avicopter và đã ký hợp đồng cung cấp động cơ AI-136T mới được chế tạo trên nền tảng động cơ của chiếc trực thăng độc đáo và có trọng lượng nâng lớn nhất của Liên Xô Mi-26.

Thỏa thuận hợp tác khung trong lĩnh vực chế tạo chiếc trực thăng này đã được ký kết vào năm 2015 trong cuộc hội đàm giữa ông Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình.

Sự hợp tác ba bên này không vượt ra ngoài khuôn khổ những lệnh cấm lẫn nhau trong hợp tác kỹ thuật-quân sự của Moscow và Kiev, nhưng cũng không giải quyết vấn đề bảo dưỡng trong tương lai động cơ các trực thăng Mi-26 của Nga mà vẫn do một mình phía Ukraine cung cấp.

Cả Phương Tây, Trung Quốc lẫn Nga hiện giờ không có động cơ tuốc bin trục mạnh với công suất như vậy. Động cơ đặc biệt D-136 với 11400 mã lực được công ty “Motor Search” nghiên cứu chế tạo từ thời kỳ Xô Viết, giúp Mi-26 có thể cất cánh với trọng lượng 56 tấn, bao gồm 20 tấn hàng trong khoang và 20 tấn treo bên dưới bụng.

Theo những tính năng được công bố trên trang điện tử chính thức “Vertolety Rossia”, Mi-26 đôi khi có thể đạt được vận tốc tối đa 270km/h, tầm bay lên tới 800km và trần bay 4600m.

Bắt đầu từ những thập niên 80, tổng cộng có khoảng hơn 300 chiếc được sản xuất. Hiện nay nước sử dụng chủ yếu các máy bay này là Nga: Vài chục chiếc đang phục vụ trong lực lượng Không quân Nga, FSB, Vệ binh Quốc gia và Bộ Các tình trạng khẩn cấp. Thêm hơn chục đang được khai thác tại các quốc gia châu Á, châu Phi và các nước hậu Xô Viết.

Theo dữ liệu đăng ký quốc gia của các máy bay tại Ukraine được công bố trên trang điện tử của Bộ Quốc phòng nước này năm 2015, còn khoảng 24 chiếc Mi-26. Tuy nhiên chúng không được khai thác mà được “bảo quản trong kho”.

“Lệnh cấm cung cấp các động cơ của Ukraine cho Nga có hiệu lực gần 3 năm. Trong thời gian này các máy bay trực thăng được xuất xưởng hàng loạt tại Nga và xuất khẩu.

Công ty “Klimov” của Nga trong năm 2016 đã hoàn thành gần 60 động cơ (loại VK-2500 cho các máy trực thăng còn lại của Nga, nhưng không đủ công suất cho Mi-26″), còn hơn 200 chiếc trực thăng đã được xuất khẩu.

Có nghĩa là không dưới 400 động cơ. Vậy từ đâu mà có các động cơ này? Không có doanh nghiệp nào ngoài “Motor Search” có thể cung cấp. Như vậy, có một lộ trình “mờ ám” nào đó để cung cấp các động cơ cho Nga. Và Ukraine cũng chẳng thể xuất khẩu các động cơ D-136 cho ai khác.

Mặc dù Nga thiếu các động cơ D-136 của Ukraine, nhưng tư lệnh quân khu phía Nam của Nga, đại tướng Alexandr Dvornikov, từng tuyên bố rằng các đơn vị của ông dự kiến sẽ tiếp nhận các máy bay trực thăng Mi-26 trong năm 2017.

RELATED ARTICLES

Tin mới