Thursday, November 14, 2024
Trang chủĐàm luận“Lá mặt, lá trái” của TQ trên Biển Đông

“Lá mặt, lá trái” của TQ trên Biển Đông

Âm mưu của Bắc Kinh trên Biển Đông đã quá rõ ràng, để thực hiện được ý đồ độc chiếm của mình, Trung Quốc đang chuyển tâm điểm chú ý từ Biển Đông sang bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc khó xử khi Mỹ tấn công Triều Tiên?

Ở thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu đã nhận định: Căng thẳng trên Biển Đông đã giảm bớt, khi mối quan hệ Trung Quốc – Philippines được cải thiện. Tuy nhiên khu vực Đông Bắc Á đang trở nên nguy hiểm, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố, quân đội Mỹ đã ‘khóa mục tiêu’ nhằm vào bán đảo Triều Tiên.

Nếu Mỹ tấn công Triều Tiên, Trung Quốc sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan bởi vì hai nước Trung – Triều đã ký Hiệp ước Hợp tác, hữu nghị và tương trợ lẫn nhau năm 1961, trong đó Bắc Kinh cam kết bảo vệ Bình Nhưỡng nếu bị tấn công.

Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận quân sự 4 ngày vào đầu tháng này trên biển Hoàng Hải và vịnh Bột Hải. Đây là cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất từ trước tới nay trong khu vực với hàng chục loại tên lửa khác nhau. Trước đó không lâu, Trung Quốc cùng mới tập trận 3 ngày ở Hoàng Hải trong dịp kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội.

Nhận định về 2 cuộc tập trận này, người ta nhận thấy rằng: Trung Quốc muốn thể hiện sức mạnh hải quân của họ với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, cảnh báo các nước này chớ làm Bình Nhưỡng bất mãn vì tổ chức nhiều cuộc tập trận chung.

Bắc Kinh muốn nhắc nhở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc không tiến hành các cuộc tập trận của họ quá gần Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, không vi phạm thỏa thuận ngừng bắn sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời Bắc Kinh cũng muốn ông Kim Jong-un không tiếp tục có những hành vi khiêu khích.

Động tác giả của Trung Quốc             

Nhận định của 2 nhà bình luận Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh đầu tuần này, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tuyên bố:

Theo quan điểm của Philippines và 2 Bộ trưởng quốc phòng Mỹ – Trung: Trung Quốc đã đảm bảo với Philippines rằng, Bắc Kinh sẽ không chiếm thêm bất cứ cấu trúc địa lý nào mới trên Biển Đông theo một thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, một lời hứa dù hay thì một con vẹt cũng nói được ngay!

Tất cả những chiêu trò trên của Trung Quốc trên nhằm đánh lạc hướng của tất cả những người trong cuộc, Bắc Kinh đang kéo sự chú ý của dư luận quốc tế khỏi Biển Đông để thực hiện mưu đồ của mình. Khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên chỉ là cái cớ mà thôi.

Điều này được thể hiện: Chính Trung Quốc đã tự xe toạc lời hứa của mình bằng hành động của họ trên Biển Đông. Thẩm phán tòa tối cao Philippines, ông Antonio Carpio đã kêu gọi chính phủ nước này phải hành động chống lại cái ông gọi là hành vi xâm lược của Trung Quốc.

Ông này cho hay, 2 tàu khu trục nhỏ và 1 tàu tuần tra, 2 tàu cá Trung Quốc đang canh gác bãi cạn lúc nổi lúc chìm Sandy Cay, cách đảo Thị Tứ, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam; hiện đảo Thị Tứ đang do Philippines kiểm soát) 4,6 km. Nói rõ hơn, tàu Trung Quốc đang hiện diện bên trong 12 hải lý lãnh hải của đảo Thị Tứ.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc hiện đang tìm cách chiếm thêm một cấu trúc địa lý mới nhất nằm trong lãnh hải của đảo Thị Tứ, vi phạm rõ ràng cam kết của họ rằng không chiếm thêm bất kỳ cấu trúc nào ở Trường Sa.

Điều này còn tệ hại hơn những gì đã xảy ra ở bãi cạn Scarborough. Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, đây là sự chiếm đóng trái phép lãnh thổ Philippines.

Điều duy nhất Philippines có thể làm trong giai đoạn hiện nay là phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược này của Trung Quốc. Nếu đủ can đảm, họ nên đưa một con tàu hải quân đến bảo vệ Sandy Cay, còn khi Trung Quốc nổ súng tấn công tàu Philippines, họ nên kêu gọi (Washington) thực hiện Hiệp ước Tương trợ Hoa Kỳ – Philippines.”

Thêm nữa, Trung Quốc đã công bố kế hoạch tăng cường năng lực phát triển điện hạt nhân trên biển, phát triển các lò phản ứng hạt nhân nổi trên Biển Đông.

Ngoài ra, ông Vương Nghị – Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố ở Manila rằng Trung Quốc đã dừng các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông từ 2015, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

Bằng các tài liệu và bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo, cấu trúc địa lý nước này chiếm đóng (bất hợp pháp) ở quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).

Đây chỉ là một trong nhiều động thái “đáng quan ngại” mà Bắc Kinh vẫn tiến hành đều đặn, như phát triển công nghệ khai thác băng cháy biển sâu ở Biển Đông, công nghệ tàu lặn không người lái săn tàu ngầm… Những nước cờ này của Bắc Kinh thực sự không dễ đối phó. Về lâu dài, độ nguy hiểm của nó còn hơn rất nhiều các hoạt động gây chú ý như vụ giàn khoan 981 năm 2014.

Đó là những bước đi tiếp theo và liên tục sau khi Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo nhân tạo và các cấu trúc địa lý họ chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Vũ khí Trung Quốc bố trí ở các cấu trúc này cùng các hoạt động tập trận rầm rộ không ngoài mục đích thị uy, đồng thời bảo kê cho các hoạt động độc chiếm Biển Đông bằng con đường kinh tế, xây dựng, đánh bắt cá và khai thác năng lượng…

Cho nên mọi lời nói việc làm của Trung Quốc hiện nay là viên thuốc ngủ mà Trung Quốc muốn ‘nhét vào miệng’ dư luận Đông Nam Á.

RELATED ARTICLES

Tin mới