Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 23/08

Bản tin Biển Đông ngày 23/08

Bản tin Biển Đông ngày 23/08/2017.

Ngoại trưởng Philippines: Chính phủ chưa có dự toán kinh phí năm 2018 cho các hoạt động củng cố yêu sách của Philippines ở Biển Đông

Ngày 23/8, hãng ABS-CBN đưa tin, ngày 22/8, trả lời câu hỏi của Đại diện Đảng Albay Edcel Lagman về việc phân bổ ngân sách của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) trong các hoạt động bảo vệ chủ quyền của Philippines ở Biển Đông “một cách nhất quán với Phán quyết của Toà Trọng tài”, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho biết chính quyền Tổng thống Duterte vẫn chưa có dự toán kinh phí cho các hoạt động củng cố yêu sách của Philippines trên Biển Đông trong ngân sách quốc gia năm 2018 hiện đang được thảo luận tại Quốc hội Philippines. Ông Karlo Nograles, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện Thành phố Davao, Philippines cho hay các nhà lập pháp sẽ nghiên cứu bất kỳ đề xuất nào nào từ DFA về ngân sách dành riêng cho những mối quan ngại về tình hình Biển Đông đồng thời tin tưởng rằng ông Cayetano sẽ đưa ra một kế hoạch hợp lý và thuận lợi nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại. Ông Cayetano cũng đã khẳng định rằng DFA vẫn sẽ hành động để khẳng định quyền của Philippines ở Biển Đông, bất kể ngân sách dành cho Bộ này là bao nhiêu. 

Ông Alejano khẳng định các hoạt động liên tục của Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp ở biển Tây Phi là rất nghiêm trọng vì “những sự kiện gần đây đã chỉ ra rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã không dừng lại ở giữa các mối quan hệ đang trở nên nồng ấm hơn giữa Philippines và Trung Quốc. Việc làm của Trung Quốc là trái ngược với cam kết của nước này đối với hoà bình và ổn định trong khu vực thông qua duy trì hiện trạng”.

Nghị sỹ Gary Alejano: Trung Quốc đã cắm cờ ở gần Đảo Kota (Loại Ta)

Ngày 22/8, trang The Rappler đưa tin, tại một buổi họp báo, Nghị sỹ Đảng Magdalo của Philippines Gary Alejano cho biết theo nhiều nguồn tin ông có được, một tàu dân sự cao 3 mét của Trung Quốc đã tiến hành cắm một lá cờ trên một bãi cát gần Đảo Kota (Loại Ta) trên Biển Đông. Ông cho biết tàu này đã bị phát hiện từ tuần thứ 3 của tháng 7/2017. Ông cũng cho biết thêm rằng ông không biết liệu lá cờ có còn ở đó không khi ông công bố thông tin nhưng khẳng định đây là “hành động nhằm khẳng định quyền sở hữu”.

Ông Alejano nhấn mạnh “những hoạt động đang tiếp diễn của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông là cực kỳ đáng lo ngại. Những vụ việc được báo cáo gần đây chỉ ra rằng những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không ngừng lại dù quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines có đang nồng ấm hơn”. Ông cũng cho biết Bộ Ngoại giao 2 nước hoàn toàn biết về những hoạt động mới nhất của Trung Quốc ở khu vực Sandy Cay, gần Đá Thị Tứ, chẳng qua là không muốn nói ra. Ông cũng lên tiếng “kêu gọi Trung Quốc, là một thành viên của cộng đồng các quốc gia, trung thực với những tuyên bố công khai và những cam kết của mình thông qua “nói đi đôi với làm” đồng thời nhắc lại một lần nữa lời kêu gọi đối với các quan chức Chính phủ Philippines, cụ thể là Bộ Ngoại giao, làm rõ những vấn đề liên quan đến Biển Đông. Việc phủ nhận hay im lặng hay không hành động đều không giúp được gì trong khi thực tế vẫn đang diễn ra”. Ông cho rằng Chính phủ dù không phải công khai tất cả các thông tin song vẫn cần công bố những thông tin mà công chúng cần, tận dụng nhữg “vũ khí” như sự ủng hộ của dư luận, của cộng đồng quốc tế cũng như “để Trung Quốc biết rằng Philippines hoàn toàn biết họ đang làm gì”.

Thẩm phán Toà tối cao Philippines tuyên bố “không bao giờ từ bỏ danh dự, chủ quyền và quyền chủ quyền”

Ngày 23/8, trang Inquirer đăng bài phát biểu của Thẩm phán Toà án tối cao Philippines Antonio Carpio ngày 19/8 thay mặt cho những người nhận giải thưởng Hiệp hội Cựu sinh viên xuất sắc UP năm 2018. Trong bài phát biểu của mình, ông Carpio nhấn mạnh, chủ quyền và quyền chủ quyền của Philippines ở Biển Đông là vô giá, không phải là thứ để mua bán và khẳng định rằng, nhiệm vụ của thế hệ người Philippines ngày nay là phải bảo vệ và duy trì các quyền chủ quyền của Philippines, và trao lại các quyền này cho thế hệ kế tiếp vì lợi ích của tất cả các thế hệ người dânPhilippines. Ông cũng đưa ra lời kêu gọi rằng “Đừng bao giờ từ bỏ danh dự, đừng bao giờ từ bỏ chủ quyền và quyền chủ quyền của mình!”, Ông Carpio tuyên bố, bất kỳ việc bán hoặc từ bỏ quyền chủ quyền của quốc gia trên Biển Đông đều là sự phản bội đối với quốc gia. Bên cạnh đó, ông khẳng định trong cuộc đấu tranh bảo vệ và duy trì quyền chủ quyền ở Biển Đông, Philippines luôn sử dụng vũ khí mạnh nhất mà con người đã phát minh ra, một vũ khí có thể vô hiệu hoá các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tên lửa và bom hạt nhân, đó là thượng tôn pháp luật mà nhờ đó, Philippines đã có được chiến thắng lớn trong vụ kiện Trọng tài Biển Đông với Trung Quốc. Liên quan đến việc thi hành Phán quyết của Toà Trọng tài, ông cho rằng Phán quyết vẫn cần phải được thi hành để cho thấy Philippines đang thực thi nghĩa vụ thượng tôn pháp luật song Philippines cần sự kiên trì, quyết tâm bền bỉ,và một chiến lược dài hạn được tính toán kỹ càng.

Các quan chức Philippines: Hải quân Trung Quốc đang theo dõi các khu vực Philippines đang kiểm soát

Ngày 22/8, tờ The Washington Post đưa tin, theo thông tin do hai quan chức an ninh cao cấp giấu tên của Philippines cung cấp cho Hãng Thông tấn AP, 3 tàu hải quân Trung Quốc, một tàu hải cảnh và 10 tàu đánh cá đã bắt đầu theo dõi khu vực Sandy Cay ngày 12/8 sau khi một nhóm ngư dân Philippin xuất hiện trên các bãi đá. Những ngư dân này sau đó đã rời đi nhưng các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục ở lại. Hai quan chức này cho hay chỉ có Bộ Ngoại giao Philippines mới đủ thẩm quyền được phép thảo luận công khai các vấn đề liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao nước này không tiết lộ chi tiết về tình hình tại Sandy Cay. Theo một quan chức ngoại giao cấp cao của Philippines, Trung Quốc “đang lo ngại rằng Philippines sẽ xây dựng” trên các cấu trúc. Vị quan chức này cũng khẳng định các quan chức Trung Quốc và Philippine đang lặng lẽ triển khai giải quyết vấn đề này trong những ngày gần đây. Một quan chức an ninh của Philippines cho biết quân đội Philippines đang theo dõi sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở Sandy Cay nhưng nói thêm rằng rất khó để kiểm tra xem các tàu này có còn ở khu vực này hay không do điều kiện thời tiết xấu ở khu vực ngoài khơi xa xôi.

Trung Quốc lớn tiếng cáo buộc Thẩm phán Philippines khuấy động căng thẳng giữa hai nước

Ngày 22/8, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, tại buổi họp báo, liên quan đến những cáo buộc của Thẩm phán Toà tối cao Philippines Antonio Carpio rằng “Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ trên biển của Philippines”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết “một số người Philippines đang tìm cách gây rắc rối cho hai nước và có những động cơ ngầm”, khẳng định Trung Quốc mong muốn bảo vệ những tiến triển về vấn đề Biển Đông và tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, mong muốn hợp tác với các nước ASEAN, trong đó có Philippines, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, thúc đẩy hợp tác trên biển và các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông đồng thời cam kết giải quyết tranh chấp với các bên thông qua đàm phán và các biện pháp hoà bình khác.

Việc phát triển các tàu ngầm không người lái của Trung Quốc và ý nghĩa của chúng đối với các hoạt động phối hợp chung

Ngày 22/8, trang Trung tâm An ninh biển quốc tế (CIMSEC) đăng bài viết “Việc phát triển các tàu ngầm không người lái của Trung Quốc và ý nghĩa của chúng đối với các hoạt động phối hợp chung” của ông Brandon Hughes, người sáng lập công ty nghiên cứu FAO Global và là chuyên gia phân tích cấp cao khu vực châu Á thuộc dự án “Planet Risk”. Ông Hughes cho hay, kể từ vụ việc lặn không người lái (UUV) của Hải quân Mỹ (USN) bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) bắt giữ ngày 15/12/2016, việc triển khai các tàu ngầm UUV và các loại máy bay không người lái trên Biển Đông đã trở thành một điểm nóng tiềm tàng trong các tranh chấp lãnh thổ đang căng thẳng ở khu vực. Nhằm thách thức những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Biển Đông, ngày 15/2/2017, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi Luật An toàn Hàng hải Trung Quốc năm 1984 nhằm yêu cầu tất cả các tàu nước ngoài khi đi qua lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố phải ở trạng thái “nổi”, nếu không sẽ bị thu giữ. Quy định này không gì khác là nhằm tạo cho phía Trung Quốc cái cớ để thu giữ các thiết bị UAV hay UUV khi đang hoạt đọng tại khu vực tranh chấp. Nói cách khác, Bắc Kinh có thể sẽ dùng luật pháp để tạo cớ hạn chế hoạt động của các thiết bị tình báo, trinh sát và thăm dò không người lái (ISR), bất chấp dư luận lên tiếng thế nào đi chăng nữa. Mặt khác, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tự do tự tại phát triển các ISR của mình để triển khai trong các tranh chấp trên biển. Tác giả cho hay, việc sử dụng UAV cho các hoạt động quân sự không phải là mới, tuy nhiên, những cải tiến về tính năng và mục tiêu hoạt động của chúng lại là vấn đề đáng lo ngại. Tác giả bài viết khẳngd định UAV đã trở thành “một năng lực mới nổi” trong PLA, trong các đơn vị thực thi pháp luật và dân sự đồng thời đang đóng một vai trò nổi bật hơn trong một số hoạt động khác. Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan về cách thức triển khai, kiểm soát, hướng phát triển và khả năng tương tác trong các hoạt động chung của ISR, cách thức các hệ thống này được đưa vào vào cơ cấu lực lượng PLA nhằm giúp người đọc hiểu hơn về các tính toán chính trị của Bắc Kinh, qua đó có thể tìm ra hướng giảm thiểu các vụ việc liên quan đến các tàu ngầm không người lái giữa các quốc gia tại những khu vực mà Trung Quốc “có lợi ích”.

Ngoại trưởng Philippines khẳng định chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ không từ bỏ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông trong bối cảnh các tàu Trung Quốc hiện diện gần Đá Thị Tứ

Ngày 22/8, trang The Philippine Star cho biết, Ngoại trưởng Philippines đã khẳng định rằng chính quyền Tổng thống Duterte sẽ không từ bỏ “một inch lãnh thổ” trong bối cảnh có những thông tin nói rằng Trung Quốc đã triển khai tàu tới gần Đá Thị Tứ trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh rằng Chính phủ vẫn đang rất nhất quán trong lập trường của nước này liên quan đến các khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, ông Cayetano lưu ý rằng chính quyền hiện nay đã và đang thay đổi chiến lược giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Ông cũng cho biết thêm, mục tiêu của chính quyền Tổng thống Duterte là tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà trong đó các bên đều nhất trí duy trì nguyên trạng của các cấu trúc không có người ở ở khu vực, đồ khẳng định Trung Quốc không “xâm lược” Sandy Cay đồng thời nhấn mạnh rằng Chính quyền đã triển khai các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề dù chưa thể công bố tất cả các thông tin chi tiết tới công chúng vì điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của ông. Bên cạnh đó, ông Cayetano nhấn mạnh sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần Đá Thị Tứ không đến mức gây báo động chừng nào vẫn đang thực thi “các hoạt động tự do hàng hải như của Mỹ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới