Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐàm luậnBắc Kinh đang đối mặt với những thách thức mới về yêu...

Bắc Kinh đang đối mặt với những thách thức mới về yêu sách trên Biển Đông

Trung Quốc có thể đã có một chiến thắng nhỏ tại Diễn đàn ASEAN, nhưng căng thẳng đã bùng nổ với Việt Nam và Singapore

Một số nhà quan sát nói rằng, Bắc Kinh có thể thành công trong việc ngăn các nhà ngoại giao hàng đầu ASEAN đề cập đến Phán quyết Trọng tài hay tình trạng quân sự hóa Biển Đông trong tuyên bố chung tại Manila. Tuy nhiên, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đang phải đối mặt với những thách thức mới. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã cam kết tăng cường quan hệ quân sự song phương, vì lợi ích chung của hai nước trên Biển Đông. Hai Bộ trưởng cũng nhất trí kế hoạch để một tàu sân bay Mỹ tới thăm cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam vào năm tới.

So với Philippines có tranh chấp với Trung Quốc ở Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp ở phạm vi rộng hơn, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Nếu nền tảng của các tranh chấp này vẫn không thay đổi, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể gia tăng, vì Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề chủ quyền.

Theo các nhà nghiên cứu Singapore cho biết: “Nếu Việt Nam thấy Trung Quốc đang ép mình quá đáng, họ sẽ phải bật lại.” Việt Nam không chấp nhận khuất phục trước áp lực của Trung Quốc, nhưng cũng không mạo hiểm để xảy ra một cuộc đối đầu với láng giềng phương Bắc.

Về phía Singapore mặc dù không phải là nước có yêu sách trực tiếp, nhưng họ có lợi ích ở Biển Đông. Singapore không muốn một quốc gia nào thống trị các tranh chấp, mà muốn có sự cân bằng hơn nữa trong khu vực, đó là lý do Singapore tích cực hợp tác với Hoa Kỳ.

Theo South China Morning Post đăng bài phân tích: Với các dấu hiệu Việt Nam đang tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ – những đối thủ chiến lược của Bắc Kinh, các nhà quan sát nói rằng: Việt Nam có thể trở thành cái gai cứng nhất Đông Nam Á đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh đang tìm cách hút khu vực này vào vòng ảnh hưởng ngoại giao của mình.

Việc Việt Nam kêu gọi ASEAN và các nước khác quan tâm tới việc bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, an ninh – an toàn và tự do hàng hải – hàng không trên Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua ở Philippines là hết sức bình thường, thể hiện trách nhiệm của một thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Những hành động quân sự hóa, đơn phương áp đặt, cưỡng chế, gây căng thẳng trên Biển Đông đã và đang uy hiếp trực tiếp an ninh khu vực và lợi ích chung của ASEAN cũng như các cường quốc.

Tuy nhiên truyền thông nhà nước Trung Quốc lại tỏ ra rất tức tối, bất mãn vô cớ về chuyện này.

Vào giữa tháng 8, tờ China Daily có bài xã luận tuyên truyền xuyên tạc rằng Việt Nam “đang cố ý gieo rắc bất hòa” trong khối ASEAN.

Tệ hơn, cùng ngày hãng thông tấn Tân Hoa Xã có bài xã luận với thái độ lệch lạc, sai trái, lập luận “cả vú lấp miệng em” rằng: “Đã đến lúc Việt Nam điều chỉnh thái độ, thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông”. Những hành động khi âm thầm, lúc công khai mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở Biển Đông đã cho thấy rõ bản chất âm mưu độc chiếm Biển Đông không thay đổi.

Có chăng chỉ là Bắc Kinh thay đổi thủ đoạn trong mỗi giai đoạn khác nhau mà thôi. Tự bản thân các hành động của Trung Quốc đi ngược lại tinh thần Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông. 

Sau tuyên bố “Trung Quốc cam kết không quân sự hóa Biển Đông” năm 2015, những phát biểu mới nhất của các quan chức nước này càng củng cố nhận định của dư luận quốc tế, khu vực: Đừng nghe những gì Trung Quốc nói, hãy xem những gì Trung Quốc làm.
Mọi cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Việt Nam từ truyền thông Trung Quốc chỉ phản tác dụng trong con mắt dư luận tiến bộ.

Còn Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước khác vừa là hoạt động ngoại giao bình thường của một quốc gia có chủ quyền, một thành viên Liên Hợp Quốc.

Những hoạt động này không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, mà còn góp phần để bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, an ninh và tự do hàng hải – hàng không trên Biển Đông, lợi ích chung của đôi bên và khu vực.

Bất cứ quan điểm nào cho rằng Việt Nam lôi kéo nước này, nước khác để “chống lại Trung Quốc” chỉ là ngụy biện, bởi các lý do sau đây:

Các siêu cường, các nước văn minh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Anh quốc…không phải đơn giản để ai muốn lôi kéo thì lôi kéo.

Thêm nữa, ngày càng nhiều nước quan tâm tới việc bảo vệ các lợi ích chính đáng của họ ở Biển Đông, cũng là bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do và an toàn hàng hải, hàng không; Ngoài Hoa Kỳ vẫn đang hiện diện thường xuyên trong khu vực, Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ quân sự và an ninh giúp Philippines, Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải với tổng trị giá 500 triệu USD trong 3 năm, từ 2017 đến 2019.

Hiện tại, quân đội nước Anh sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông sau Brexit, để bảo vệ vai trò, vị thế và lợi ích toàn cầu của nước này.

Ngoài ra, bảo vệ trật tự và luật pháp quốc tế ở Biển Đông đã trở thành một nhu cầu bức thiết không phải của riêng quốc gia nào.

Mọi âm mưu, tham vọng một mình một kiểu của Trung Quốc, thống trị Biển Đông sẽ thất bại, vì nó đi ngược lại xu thế hợp tác chung trên toàn cầu. Không quốc gia nào lại dành thời gian để đi làm cái việc gọi là “chống Trung Quốc”.

Nhưng những hành động nào của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nước khác và khu vực, rõ ràng cần phải được các nước hợp tác để đấu tranh chống lại sự bành trướng này.

RELATED ARTICLES

Tin mới