Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTranh chấp trên Biển Đông: TQ mưu đồ càng nham hiểm (Phần...

Tranh chấp trên Biển Đông: TQ mưu đồ càng nham hiểm (Phần 1)

Ngày 11 tháng 6 năm 2009 một tàu ngầm hải quân Trung quốc được báo cáo va chạm với dãy máy dò sóng âm do khu trục hạm Mỹ U.S.S. John S. McCain kéo theo sau, ở khoảng 144 hải lý ngoài vịnh Subic vùng biển Philippines. Trước đó vào ngày 8 tháng 3 năm 2009, các tàu biển dân quân của Trung Quốc đã quấy rối chiếc U.S.S. Impeccable trong một nhiệm vụ giám sát ở khoảng 75 dặm bên ngoài đảo Hải Nam.

 

 

Tau khu truc ten lua USS John S. McCain manh nhat the gioi cua My

Những việc đụng chạm này cho thấy căng thẳng đang lên cao giữa Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia châu Á qua việc Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa vùng biển Đông. Vùng hải trình này là sự sống còn của nền kinh tế châu Á, trong khi 6 quốc gia ven biển tranh chấp chủ quyền chồng chéo nhau và mỗi nước chiếm đóng một số tiểu đảo khác nhau trong chuổi quần đảo Hoàng Sa(Paracel) và Trường Sa (Spratly).

Trung Quốc đòi hỏi hầu hết vùng biển Nam Trung Hoa thuộc về mình và thỉnh thoảng tìm cách làm dịu căng thẳng qua việc tham gia các cuộc thương thảo về hợp tác phát triển kinh tế trong lúc gát sang bên các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, dù đến nay vẫn chưa có được một qui trình làm việc cụ thể ở khu vực để dàn xếp các tranh chấp.

Hơn thế nữa, từ lâu Trung Quốc vẫn khiếu nại rằng các điều khoản trong Hiệp định Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép Trung Quốc ngăn cấm hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình, một cách diễn giải mà Washington bác bỏ.

Đẩy lùi hải quân Mỹ

Vào ngày 8/6/2009 một tàu ngầm hải quân của PLA quẹt vào dãy máy dò sóng siêu âm của tàu U.S.S. John McCain (phía trên) và trước đó vào tháng ba một phi cơ tuần tra Trung Quốc Y-12 theo dõi một tàu khảo sát thuộc hải quân Mỹ. (Nguồn: Internet và Nhật báo Trung Quốc).

Nhưng từ giữa những năm 70, Bắc Kinh đã theo đuổi một chiến dịch lấn chiếm, đóng quân , trong đó có chiến dịch quân sự chống lại Việt Nam và Phillippines, xây dựng căn cứ và tiến hành những biện pháp hợp lệ để tăng cường quyền kiểm soát vùng biển Đông.

Lý do việc làm này của Trung Quốc đã rõ ràng vào đầu thập kỷ này khi họ bắt đầu xây dựng mới một căn cứ hải quân lớn gần thành phố nghỉ mát Sanya ở đảo Hải Nam. Căn cứ này sẽ phục vụ hạm đội tàu ngầm mới thuộc thế hệ thứ hai chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN) của Trung Quốc, và Trung Quốc dường như có ý định thành lập “pháo đài” phòng vệ gần Hải Nam để đảm bảo sinh tồn cho lực lượng đánh đuổi bằng vũ khí hạt nhân, còn gọi là “cú đánh thứ nhì”.

Theo các nguồn tin mở, các nhà phân tích nầy tiên đoán rằng Trung Quốc có thể đưa khoảng phân nửa lực lượng tên lửa hạt nhân trong tương lai của mình vào SSBN. Điều này giải thích lại việc Trung Quốc gia tăng nổ lực đẩy lui các cố gắng của Hải quân Mỹ trong việc giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong vùng biển Đông.

Trung Quốc dường như có ý định dùng SSBN của mình để thực hiện tuần tra ngăn chặn trong vùng biển Đông, hàm ý là Trung Quốc nổ lực đẩy mạnh sự áp đặt kiểm soát quân sự trên vùng này. Nguồn: Internet Trung Quốc.

Trung Quốc không tuyên bố chính thức về kế hoạch hạt nhân chiến lược của mình trên vùng này và cũng chẳng mời ai tham gia các buổi tham vấn nào về các lý do xây dựng căn cứ ở vùng biển Đông, vì điều đó có thể dẫn đến việc lộ bí mật và những cơ chế có thể được áp dụng để giảm các căng thẳng.

Bắc Kinh và Washington có ràng buộc phải thảo luận về những “va chạm trên biển” vào tháng 7/2009 nhưng Trung Quốc trước đây đã từ chối ký kết vào một thỏa thuận chính thức về “các va chạm trên biển” như Mỹ và Liên Xô cũ đã từng làm. Thay vào đó, Trung Quốc dường như chú tâm vào việc xây dựng sức mạnh quân sự khi áp lực đòi hỏi hành động bạo dạn hơn ở trong nước tăng cao .

Vào ngày 18 và 19 tháng 6, các kênh truyền thông Trung Quốc đã báo cáo một việc có thể coi như là một bước nhảy vọt của Trung Quốc: Chủ nhiệm của Văn phòng Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), vừa mới nghỉ hưu, kêu gọi xây dựng một căn cứ quy mô không quân và hải quân ở dãy đá ngầm đang tranh chấp tên Mischief.

Khoảng chừng 150 dặm phía tây dảo Palawan thuộc quần đảo Philippines và 800 dặm phía nam lục địa Trung Quốc, dãy Mischief đã bị lực lượng Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1995. Cho đến nay Trung Quốc đã xây dựng hai tòa nhà nhỏ trên rặng. Một căn cứ lớn hơn nhiều mới có thể cho phép PLA đặt lực lượng hải quân, không quân và tên lửa khống chế eo biển Palawan, một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất ở châu Á.

Việc này chẳng những chỉ tạo ra một sự uy hiếp quân sự mới đối với Philippines mà nó còn gia tăng khả năng của Trung Quốc bóp nghẹt đường thương mại hàng hải huyết mạch sống còn của các đồng minh Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Kêu gọi xây dựng mới tại dãy đá ngầm Mischief

Trong số báo phát hành ngày 19/6/2009, tờ Ta Kung Pao ở Hongkong báo cáo rằng trong một bài phát biểu của tướng Zhang Li, Chủ nhiệm của Văn phòng Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), vừa mới nghỉ hưu, đã kêu gọi xây dựng các cứ điểm phục vụ cho hải và không quân tại vùng lãnh thổ tranh chấp là rặng đá ngầm Mischief trên biển Đông.

Zhang phát biểu những ý kiến nầy trên cương vị thành viên của Hội đồng Thường trực thuộc Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Tướng Zhang khuyên Trung Quốc nên đáp trả mạnh mẽ đến cái gọi là “tình trạng vô cùng nghiêm trọng” ở vùng biển Đông.

Ông nhắc rằng trong số 500 tiểu đảo ở Trường Sa(Nansha), hoặc nhóm đảo Spratly(Trường Sa), Trung Quốc chỉ kiểm soát 4 (thực tế là gần đến 9), trong khi Việt Nam đã kiểm soát 29 và Philippines cùng Malaysia thì chỉ 4 hoặc hơn. Zang cũng nhắc thêm rằng Trung Quốc không có giàn khoan thăm dò dầu khí nào ở Trường sa(Nansha) trong khi các nước khác đang mở rộng thăm dò.

Để bảo vệ những quyền lợi của Trung Quốc, tướng Zhang kêu gọi một chương trình gồm 3 bước. Đầu tiên là tướng Zhang kêu phải gia tăng số lượng tàu lớn và máy bay tuần tra cho hải quân PLA cùng các lực lượng cảnh sát biển khác để hậu thuẩn tốt hơn các khiếu nại về vùng biển Đông. Ông đặc biệt kêu gọi việc đóng các tàu khu trục cỡ 3.000 tấn cho nhiệm vụ này.

Thứ đến, tướng Zhang đề nghị lắp đặt một “hệ thống thám báo nhận dạng ba chiều” trên biển Đông, vì phương tiện hiện có đã “quá lạc hậu”.

Thứ ba, ông kêu gọi một sự đầu tư lớn hơn nữa về “cơ sở hạ tầng” như các bến cảng và căn cứ không quân, đặc biệt là trên vùng dãy đá ngầm Mischief. Tướng Zang cho biết “Dãy đá ngầm này rất thích hợp để xây dựng phi trường và bến cảng, có thể kiểm soát toàn bộ vùng biển thuộc Trường sa – tức vùng Spratly- khi được xây xong.” Điều đó nhấn mạnh rằng phi trường mới này có thể gia tăng tầm hoạt động của các chiến đấu cơ J-10 và J-11, các loại này được nêu lên đến một cách cụ thể.

(còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới