Monday, January 6, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiChuyên gia không tin Nhật Bản có thể cạnh tranh hạt nhân...

Chuyên gia không tin Nhật Bản có thể cạnh tranh hạt nhân với Triều Tiên

Một chuyên gia an ninh Nhật Bản hồi tuần trước tại Đài Bắc nhận định, Nhật Bản không có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân để chống lại mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Tờ The Japan Times hôm 22/8 trích dẫn lời bà Yuki Tatsumi, Giám đốc Chương trình Nhật Bản tại Trung tâm Stimson – một nhà tư vấn của chính quyền Washington, khẳng định Nhật Bản sẽ không lao vào con đường này vì hai lý do chính.

Thứ nhất là tâm lý. Nhật Bản là nước từng phải hứng chịu hậu quả của các cuộc tấn công hạt nhân và thảm họa hạt nhân. Theo ông Tatsumi mô tả, đó là thứ cảm giác “truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

Từ thảm họa hạt nhân 2011 ở Fukushima, người Nhật thêm tin rằng điện hạt nhân là rủi ro không thể lường nổi.

Lý do thứ hai là thực tế. Ngay cả khi Nhật Bản chấp nhận phát triển vũ khí hạt nhân ngay lập tức, sẽ rất khó để bắt kịp những gì Triều Tiên đã đạt được.

Theo bà Tatsumi, sẽ tốt hơn nếu Nhật Bản đầu tư tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa, hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và hy vọng hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc trong việc chia sẻ thông tin tình báo và các lĩnh vực khác.

Bà Tatsumi đưa ra nhận xét trên trong một cuộc họp báo và trả lời phỏng vấn tại một diễn đàn quốc tế được tổ chức tại Đài Loan do một viện nghiên cứu ở Đài Bắc tổ chức. Bà được yêu cầu bình luận về đề xuất của cựu tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Phó Đô đốc John Bird cho rằng vì Bình Nhưỡng không từ bỏ khả năng hạt nhân, nước Nhật nên phát triển vũ khí hạt nhân để thúc đẩy Trung Quốc kiềm chế người hàng xóm và là đồng minh của họ.

Tatsumi nói bà không nghĩ rằng Nhật Bản sẽ tăng cường các hoạt động hạt nhân của mình trừ khi nó bị sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh thúc đẩy.

Bà cũng nói rằng áp lực từ Trung Quốc sẽ không thuyết phục Nhật Bản thay đổi hành vi của họ ở biển Hoa Đông, nơi hai nước đang bị sa lầy trong một cuộc tranh chấp về quyền sở hữu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

“Vấn đề Senkaku là vấn đề chủ quyền”, bà nói, và Nhật Bản “sẽ không lùi bước”. Bà nói rằng cách thức Nhật Bản phản ứng là theo dõi chặt chẽ tình hình, tương tự như những thách thức của Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.

Bà nói: “Hành vi của Nhật Bản… tạo niềm an ủi cho các quốc gia ở Đông Nam Á rằng bạn không cần phải vào hang động và bạn không nên lẩn trốn”.

Về mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, Stephen Young, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ về hưu nhận định, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố “bắt nạt” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Theo ông Young, đó là cách suy nghĩ “thiển cận”. “Tôi không nghĩ bà ấy là một người có thể bị bắt nạt”, ông Young nói, “Trung Quốc đang mắc sai lầm khi không tiếp cận được Đài Loan”.

Ông Young vốn là cựu giám đốc của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan – nơi được xem là đại sứ quán của Mỹ tại Đài Loan. Chuyên gia này nhận định, Washington có một cam kết mạnh mẽ với Đài Loan và sẽ rất dại dột nếu Trung Quốc thử thách cam kết đó.

RELATED ARTICLES

Tin mới