Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTranh chấp trên Biển Đông: TQ mưu đồ càng nham hiểm (Phần...

Tranh chấp trên Biển Đông: TQ mưu đồ càng nham hiểm (Phần 3)

Trong phần thứ ba kế hoạch hành động của tướng Zhang, một chương trình xây dựng thật xông xáo tại quần đảo Trường Sa, là dường như chưa được tiến hành. Trung Quốc thay vào đó bằng việc nâng cấp dần dần các cơ sở từ khu vực ở giữa xuống miền nam trên biển Đông .

Đảo Trường Sa lớn thuộc quần đảo Trường Sa

Dãy đá ngầm Mischief

Sau khi xâm chiếm quần đảo Hoàng sa từ chính quyền miền Nam Việt Nam vào năm 1974, Bắc Kinh đợi cho đến năm 1988 mới đi tiếp bước đi quân sự thứ hai là chiếm thêm 6 đảo nhỏ và các dãy đá ngầm thuộc Trường sa, kể cả việc tấn công một số đảo nhỏ đang có lực lượng Việt Nam trấn đóng.

Sau đó vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995, Bắc Kinh âm thầm chiếm đóng dãy đá ngầm Mischief. Trong cả ba ví dụ trên, Trung Quốc đều chọn ở những thời điểm Washington và Moscow rối bận chuyện khác hoặc xao nhãng để lấn chiếm ở vùng biển Đông.

Năm 1995 Trung Quốc chỉ xây nhà sàn bằng sắt và sàn gỗ trên dãy đá ngầm Mischief, nhưng vào năm 1998 tất cả được thay mới bằng cấu kiện bê tông cốt thép ở phía bắc của dãy đá ngầm nầy. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2007 dường như PLA tiến hành phát triển khá khiêm tốn các phương tiện của họ tại quần đảo Trường sa. Vào năm 2006 một đảo nhỏ không tên đã được nới rộng bao gồm một tháp xây mới có mái vòm che, mang dáng dấp của một thiết bị ra đa.

Và vào tháng 11 năm 2007, hình ảnh vệ tinh do “nhóm Jane’s Information” thu được đã cho thấy các phương tiện trên dãy đá ngầm Mischief đã phát triển rộng ra bao gồm một tòa nhà mới xây rất to ở phía cực nam . Hình ảnh này cũng cho thấy một số hoạt động bao gồm một tàu khảo sát và các tàu khác ở đấy là để hổ trợ cho hoạt động xây dựng.

Để xây dựng một đường băng cho máy bay và các phương tiện bến cảng như kêu gọi của tướng Zhang, PLA phải tốn nhiều công sức hơn nữa cho vùng dãy đá ngầm Mischief. Nổ lực này đòi hỏi phải chuyên chở một khối lượng khổng lồ đá và bê tông để xây dựng nền móng cần thiết cho một đường băng, nhà cất máy bay, bến cảng, thêm vào đó là kho tàng và nhà cho nhân viên. Cấu hình cuối cùng cho việc mở rộng căn cứ dãy đá ngầm Mischief thì chưa biết, nhưng nhìn vào hình phía dưới, ta thấy nó không ngăn được sự sáng tạo của người Tàu trong việc đưa ra những đề xuất.

Trong lúc cấu hình cuối cùng của căn cứ Mischief còn chưa rõ, người Tàu yêu nước vẫn chưa bị nhụt chí trong việc đưa ra những đề nghị. Đoạn hư cấu này được xem trên một trang mạng FYJS.

Có thể nào Trung Quốc xây một căn cứ chính trên Mischief Reef, như tướng Zhang đề nghị, phải có khả năng phục vụ cho các loại chiến đấu cơ đa chức năng Chengdu J-10 và Shenyang J-11 của PLA, thì nó cần phải có một đường băng dài khoảng 1.000 mét.

Một phi cơ J-10 được trang bị với một động cơ có sức đẩy định hướng sẽ có khả năng rút ngắn quảng đường cất và hạ cánh, và một phát triển sau cùng của PLA về chiến đấu cơ cất cánh ngắn , cất và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) sẽ giảm đáng kể yêu cầu về đường băng.

Với một đường băng dài 2.000 mét, Mischief Reef có thể phục vụ phi cơ vận tải tầm trung bình hoặc phi cơ tuần tra trên biển cỡ lớn. Dãy đá ngầm này dường như đủ sâu để nhận tàu Hải quân PLA nhỏ cỡ tàu hộ tống và tàu quét mìn, nhưng cần phải nạo vét nhiều mới xây dựng được một bến tàu khả dĩ thích nghi cho các chiến hạm lớn hơn.

Xây dựng mới đến quy mô một bến tàu hoặc đường băng cũng sẽ cho phép lắp đặt các dàn tên lửa, loại hiện đại đất đối không, phi đạn hành trình hoặc loại tên lửa đạn đạo chống tàu tầm xa mới. Hơn nữa, nếu rặng đá ngầm có thể được nạo vét đến mức phù hợp cho các khu trục hạm phòng không của Hải quân PLA trong hiện tại hoặc tương lai, nó có thể cung cấp nơi chứa các tên lửa hành trình chống máy bay và chống tàu.

Trước mắt, chúng ta có thể kết luận một cách hợp lý rằng chưa hẵn Trung Quốc thực tế đang đi theo một quỹ đạo mà sau cùng là đi theo đơn thuốc của tướng Zhang trong việc quân sự hóa mạnh mẽ nổ lực của Trung Quốc để kiểm soát vùng biển Đông như vậy. Tuy nhiên, cũng hợp lý khi cho rằng việc có một căn cứ lớn hơn nhiều ở Mischief sẽ tăng cường sức mạnh cho PLA biết bao.

Lấy một ví dụ, trong sự liên kết với căn cứ không quân có sẵn ở đảo Woody phía bắc quần đảo Hoàng Sa, một căn cứ ở Mischief có thể cung cấp cho PLA những điểm thám thính quân sự ở cả hai đầu của vùng tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Các nơi nầy có thể được dùng làm những địa điểm bổ sung để lắp đặt ra-đa hoặc vận hành các thiết bị cảm ứng đặt dưới biển giúp lực lượng chiến đấu của PLA hướng về phía quân đội Mỹ hay các lực lượng quân đội châu Á khác mà họ không muốn có mặt .

Một căn cứ lớn hơn tại Mischief cũng có thể phục vụ cho việc hỗ trợ giám sát bằng hải quân và không quân các hải trình xuống phía dưới và vượt khỏi eo biển Malacca. Nó cũng giúp PLA dễ dàng hơn trong việc khởi động đột kích các lực lượng Mỹ hỗ trợ Philippines nếu có, hoặc tiếp cận dễ dàng hơn các hải trình thương mại vắt ngang qua Philippines với loại tàu đặt mìn nhỏ và các máy bay tiêm kích chớp nhoáng.

Cái Giá cho Sự Trung lập của Mỹ

Trong lúc Washington không thể can thiệp vào từng ngóc ngách trên hành tình, họ đã từ lâu cho rằng vùng biển Đông đủ tầm quan trọng để khiến họ nhận thức ra.Thực tế là tuyến đường biển thương mại trên biển Đông đang vận chuyển khoảng 80% dầu lửa cho Nhật, đương nhiên phải kích thích sự quan tâm đến quyền lợi của phe đồng minh chủ yếu của Mỹ.

Ý đồ rõ ràng của Trung Quốc sử dụng biển Đông như là một “pháo đài” cho lực lượng tuần tra của SSBN trong tương lai, với các dàn tên lửa chỉa hầu hết sang Mỹ, buộc phải nâng cao tầm quan trọng của vùng này vì trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh nội địa của nước Mỹ. Tuy nhiên, vị trí của Mỹ đối với những đòi hỏi tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông thì từ trước đến nay Mỹ vẫn trước sau như một quyết giữ lập trường trung lập nghiêm nhặt.

Chính sách này đã được khẳng định sau sự khám phá lực lượng Trung Quốc ở Mischief vào năm 1995, mặc dù vậy chính quyền Clinton cũng đã nói rõ là sẽ tôn trọng các ủy nhiệm đồng minh với Philippines nếu lực lượng Trung Quốc có ý định tấn công vào lực lượng quân sự của Philippines.

Washington đã có thể làm rùm beng lên vụ Mischief Reef vào năm 1995 nhưng họ đã không chọn, và bây giờ phải đối mặt với khả năng một cứ điểm quan trọng của Trung Quốc chỉ cách 150 dặm ngoài khơi Philippines.

Không hẵn Trung Quốc sẽ chịu thuyết phục bởi biện pháp ngoại giao mà từ bỏ việc xây dựng trên Mischief Reef, hoặc là bỏ hoang dãy đá ngầm đó. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từ chối đề nghị của Mỹ về việc ký một thỏa ước chính thức về “những rắc rối trên biển” như Mỹ đã từng ký trước đây với Liên bang Xô viết cũ. Thay vào đó, Trung Quốc khăng khăng rằng các loại tàu nổi và tàu ngầm Hải quân Mỹ phải ra khỏi “lãnh thổ” của mình, không ngừng chứng minh (chủ quyền của mình) theo Hiệp ước Luật về biển của Liên Hiệp Quốc.

Nếu Trung Quốc thành công trong việc xây dựng các căn cứ quân sự lớn hơn tại quần đảo Trường sa, xây dựng các lực lượng không và hải quân mới bảo vệ những căn cứ này, thì tầm quan trọng của Trung Quốc trong thương thảo “luật” với Washington hoặc sự kiên nhẫn Trung Quốc bền bỉ với những người láng giềng khiếu nại (về chủ quyền) ở khu vực này cũng sẽ sớm tan biến.

Trong hoàn cảnh như vậy, rất có lý khi tiên đoán những “va chạm trên biển” giữa Mỹ và lực lượng hải quân PLA chắc chắn sẽ gia tăng và khả năng tương lai Trung Quốc tấn công Việt Nam, Philippines và cũng có thể các đảo nhỏ đang bị Đài Loan chiếm đóng trong quần đảo Trường sa.

Theo các báo cáo về cuộc gặp gỡ mới đây giữa Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách Michelle Flournoy và Phó Chủ nhiệm Ban Tham mưu Đại tướng Ma Xiaotian vào tháng 7, Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận một “loạt những nguyên tắc mới” làm khung cho quan hệ giữa hai bên trên biển.

Hai bên có thể làm tốt , nhưng sẽ là một sai lầm nếu bỏ qua những quyền lợi cơ bản mà mỗi bên mang đến bàn hội nghị. Washington sẽ ép Bắc Kinh tiết lộ các ý đồ về hạt nhân của mình trên vùng biển Đông và tính ra một lộ trình tiến đến những thỏa thuận giới hạn vũ khí hạt nhân, một sự cân bằng giữa chiến lược tấn công và các hệ thống phòng thủ, đưa ra thẩm định và tính minh bạch là phương cách tốt nhất để đạt được sự “ổn định” có lợi cho cả hai phía.

Hơn nữa, Mỹ phải cảnh báo Trung Quốc rằng việc quân sự hóa thêm nữa vùng biển Đông, như tướng Zhang kêu gọi, sẽ buộc Mỹ thúc đẩy các nước trong khu vực phản ứng lại. Thực vậy, có thể tránh được lập lại cuộc chiến tranh lạnh trên biển đã qua giữa Mỹ – Liên xô, nhưng điều đó đòi hỏi Trung Quốc nghiên cứu lại các quan điểm cơ bản về vũ khí hạt nhân và cất dẹp các mục tiêu kiểm soát quân sự rộng lớn hơn. trên biển Đông .

Tuy nhiên, phía Mỹ cũng phải sẵn sàng cho việc Trung Quốc tiếp tục các mục tiêu về lãnh thổ và hạt nhân của mình ở biển Đông. Vì thất bại trong việc thiếu phản ứng mạnh mẽ vào năm 1995, giờ đây Mỹ có thể phải đối mặt viễn cảnh một căn cứ quân sự trên dãy đá ngầm Mischief góp phần vào khả năng điều khiển chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc chống lại Mỹ và các nước đồng minh, và có thể giúp PLA hăm dọa trực tiếp đến Philippines và các tuyến đường biển trong khu vực.

Điều này có nghĩa là Mỹ không thể cắt bớt các lực lượng chuyên chở khí tài chiến tranh, và chương trình hiện đại hóa , và có thể phải gia tăng số lượng các tàu ngầm tấn công của mình. Hơn thế nữa, Washington có thể phải gia tăng hợp tác hải quân với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, trong khi đó cũng phải tìm cách tăng cường hợp tác quân sự quy ước với Philippines.

RELATED ARTICLES

Tin mới