Các nghị sĩ Mỹ yêu cầu chính phủ nước này không được khoan nhượng trước việc Bắc Kinh gây sức ép quân sự, nhằm chiếm đoạt các vùng biển chủ quyền tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông. Gần đây, TQ cũng gặp phản ứng dữ dội từ phía Anh
Bà Theresa May – Thủ tướng Anh
Đa số nghị sĩ thuộc hai đảng tham gia buổi điều trần của quốc hội Mỹ đều ủng hộ mạnh mẽ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phía Mỹ cho biết Bắc Kinh đang có những hành vi “xâm phạm nguy hiểm” và định từng bước chiếm đoạt các vùng biển chủ quyền tranh chấp bằng vũ lực, với “hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Mỹ sẽ miễn cưỡng chấp nhận”.
Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng tình của các nghị sĩ đảng Dân và cho rằng “các hành động đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền trên biển là không thế chấp nhận được”.
Cuối tháng 11/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông qua quy định mới, trong đó yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nước này và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Quy định mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 và các tàu vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ (82.600 USD). Trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Quy định mới của Trung Quốc ra đời không lâu sau khi nước này đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này của Bắc Kinh vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Washington, Tokyo và Seoul.
Phía Philippines muốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh, nhưng không thể chấp nhận việc Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình.
Đề cập đến những tranh chấp trên biển, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đã thách thức cái gọi là “đường 9 đoạn” thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn Biển Đông. Theo Mỹ các tuyên bố hàng hải theo luật pháp quốc tế cần phải dựa trên đặc điểm địa hình.
Theo các chuyên gia: “Bất cứ tuyên bố nào của Trung Quốc đối với các quyền hàng hải mà không dựa trên những đặc điểm địa hình đều không phù hợp với luật pháp quốc tế”, hay “Trung Quốc có thể nêu bật sự tôn trọng của nước này đối với luật pháp quốc tế bằng việc làm sáng tỏ hoặc điều chỉnh lại đòi hỏi của họ cho phù hợp với luật biển quốc tế”.
“Việc Trung Quốc không làm sáng tỏ các đòi hỏi ở Biển Đông đã tạo ra sự không ổn định trong khu vực, hạn chế triển vọng đạt được các giải pháp đồng thuận hay thỏa thuận phát triển chung công bằng”
Những nhận xét trên thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn của Mỹ ở Biển Đông. Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton tuyên bố rằng tự do hàng hải Biển Đông, tuyến đường vận chuyển hơn một nửa khối lượng hàng hóa thương mại thế giới, là một lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông hồi cuối năm ngoái, với phạm vi bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Động thái này khiến cả Tokyo, Seoul và Washington phản ứng quyết liệt. Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền biển đảo với một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
“Chúng tôi không công nhận cũng không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố”, “Chúng tôi đã làm rõ với Trung Quốc rằng nước này không nên tìm cách thực thi vùng phòng không đó (ở biển Hoa Đông) và kiềm chế có các hành động tương tự ở những nơi khác trong khu vực này” , Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói.
Anh cũng không công nhận yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông
Anh có lợi ích quan trọng trong việc duy trì hòa bình ở châu Á, London không công nhận các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thủ tướng Anh Theresa May sẽ dẫn đầu một đoàn quan chức và doanh nhân Anh quốc tới thăm Nhật Bản trong thời gian tới.
Vương quốc Anh thừa nhận tầm quan trọng về chính trị và kinh tế của Nhật Bản, đồng thời tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn và sự hiểu biết lớn hơn giữa hai nước. Anh có lợi ích quan trọng trong việc duy trì hòa bình ở châu Á, London không công nhận các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vương quốc Anh cũng đặc biệt quan tâm đến việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này tạo ra ở Biển Đông.
Trong một động thái khác có liên quan, phía Anh cho biết, vụ tai nạn gần đây của hải quân Hoa Kỳ không làm gián đoạn hoạt động trên Biển Đông.
Tàu khu trục USS John S. McCain đã va chạm với một chiếc tàu buôn Singapore trong tuần này, đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của Hạm đội Thái Bình Dương, Hoa Kỳ trong năm nay.
Con tàu này mới tiến hành hoạt động tuần tra tự do hàng hải bên trong 12 hải lý một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông đầu tháng này, để chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh hòng kiểm soát vùng biển này.
Tướng Mỹ cho biết, vụ va chạm của tàu USS John S. McCain không nên làm lu mờ khả năng phòng thủ của Mỹ trong khu vực:
“Không có sự rút lui nào trong các hoạt động sau sự cố này. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, chúng tôi sẽ vẫn cho tàu chạy và máy bay bay qua bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.”
Như vậy các nước đã không để cho phía Trung Quốc tự do hoành hành trên Biển Đông!