Friday, January 10, 2025
Trang chủĐàm luậnTướng TQ Lý Tác Thành được trọng dụng và âm mưu độc...

Tướng TQ Lý Tác Thành được trọng dụng và âm mưu độc chiếm Biển Đông

South China Morning Post ngày 27/8 đưa tin, Tư lệnh Lục quân Trung Quốc Lý Tác Thành vừa được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này. Lý Tác Thành được biết đến trong chức vụ mới qua bản tin hôm thứ Bảy 26/8.  

Ông Thành năm nay 64 tuổi, từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Lý Tác Thành được xem là một ngôi sao đang lên sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2013. Vai trò mới của ông Lý rất quan trọng trong quá trình cải cách quân đội của ông Tập.

Liệu việc ông Thành lên nắm giữ vị trí quan trọng này có ảnh hưởng gì tới âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông? Và Việt Nam cần cảnh giác những gì?

Nhân đây Biendong.net xin nhắc lại một số sự kiện có liên quan sâu sắc đến âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

1-Về đàm phán phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc: Hai nước đã thỏa thuận phân định ranh giới từ năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì Việt Nam có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán, cho đến năm 2009 thì quyết định tạm dừng vì quan điểm rất trái nhau.  

Trong khi chưa phân định được, trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai nước  đã tự hình thành vùng quản lý  trên cơ sở đường trung tuyến, trên cơ sở đó bảo đảm cho việc an ninh, an toàn trong việc khai thác nghề cá của ngư dân Việt Nam.

Dù đàm phán chưa đi đến hồi kết nhưng lập trường nhất quán của  Hà Nội là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Nước này tuyên bố có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này, nhưng luôn chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

2-  Giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của họ.  Việt Nam đã làm chủ thực sự  hai quần đảo này ít nhất là từ Thế kỷ XVII.  Khi đó  hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. 

Từ năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.  Năm 1974  Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.  Lúc đó chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, cực lực lên án và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.   

3- Đối với quần đảo Trường Sa, năm 1975  khi giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Hải Quân  Việt Nam đã tiếp quản 5 hòn đảo (do quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý) tại quần đảo Trường Sa. Đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca.  

Sau đó  Việt Nam tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra  còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền ở vùng biển này (vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). 

Ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipin chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không  chiếm giữ đảo nào.

Cho đến nay (8/2017)  Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo  đang đóng giữ. 

Mặc cho Trung quốc ngang ngược bồi đắp các đảo, đá ở Trường Sa, tăng cường quân sự Biển Đông,  Việt Nam vẫn nghiêm túc thực hiện tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông, gọi tắt là DOC, và các nguyên tắc thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc; yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.  

Việt Nam tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi đang đóng giữ bao gồm cả đường sá, điện, trạm y tế, trường học, nước v.v… để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa.Việt Nam tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách  đã có. Khuyến khích, hỗ trợ  bà con ngư dân  làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa.

Liên quan tới cam kết quốc tế  Việt Nam nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC , nhằm  bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông.  Đây là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam. Vì trên Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ đông sang tây mà tuyến đường này là tuyến vận tải từ 50%-60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ đông sang tây.

4- Việt Nam tiếp tục nỗ lực giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982.  Tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiện quả hơn đối với vùng biển này. Tuy nhiên việc khẳng định này rất khó thực hiện bằng cách tiến công quân sự trên biển, vì sức mạnh quân sự của Trung quốc đang áp đảo.

Trở lại việc ông Lý Tác Thành, một vị tướng “chống Việt Nam” được ông Tập trọng dụng, theo ông Willy Lam, một nhà phân tích chính trị ở Hồng Kông, những gì Tướng Lý đạt được trong sự nghiệp quân ngũ đã giúp ông “được ưa thích”, đồng thời sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình duy trì tinh thần binh sĩ trong các cuộc cải cách quân sự. Tướng Lý Tác Thành từng là một trong 4 sĩ quan “chống Việt Nam” được Chủ tịch Tập Cận Bình thăng cấp thượng tướng.

Nhận định về diễn biến này, nhà nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao, nói rằng điều đó cho thấy Trung Quốc “coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới”. Ông Dy cảnh báo Việt Nam nên “chú ý” tới điều này!

RELATED ARTICLES

Tin mới