Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ - Ấn Độ còn con át chủ bài nào cho nhau?

TQ – Ấn Độ còn con át chủ bài nào cho nhau?

Ấn Độ lùi binh, Trung Quốc tự phong thắng thế và đã lấn án ở Ấn Độ Dương bởi hàng loạt các cuộc tập trận hải quân. 

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc mới đây thể hiện sự tự tin khi bình luận về việc New Delhi phải lui binh khỏi biên giới và Hải quân nước này thực hiện hàng loạt cuộc tập trận hải quân ở Ấn Độ Dương sau đối đầu trên.

Bài viết của tờ báo Trung Quốc gọi quyết định rút quân khỏi khu vực Doklam của Ấn Độ là “sự lựa chọn đúng đắn”, ngoài ra cho rằng New Delhi cũng không cần quá dè chừng cuộc tập trận Hải quân ở Ấn Độ Dương của nước này.

Nói về quyết định rút quân giữa Bắc Kinh và Ấn Độ tại khu vực cao nguyên Doklam/ Động Lãng từ ngày 28/8, tờ Tân Hoa xã cũng cho đây là quyết định đúng đắn và nhấn mạnh “New Delhi nên tiếp tục có thái độ tốt như vậy” để duy trì quan hệ Trung – Ấn.

Báo chí Bắc Kinh coi đó như là chiến thắng của Trung Quốc dù nhiều tờ báo trung lập khác coi đó là tín hiệu tốt trong đàm phán ngoại giao Trung -Ấn khi hai bên đều đồng ý hòa hoãn rút quân.

Việc truyền thông Trung Quốc tự tin tuyên bố về chiến thắng của Bắc Kinh có thể là dựa vào phát biểu của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian khi khẳng định, Bắc Kinh sẽ vẫn duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao ở khu vực tranh chấp với Ấn Độ dù đã đạt được thỏa thuận với New Delhi về việc rút quân.

Đồng thời, ngay sau khi Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí giải quyết căng thẳng ở cao nguyên Doklam tại dãy Himalaya, truyền thông Trung Quốc đã đăng tải thông tin về cuộc tập trận bắn đạn thật ở khu vực phía tây Ấn Độ Dương của Hải quân Trung Quốc ngày 29/8.

Quân đội Trung Quốc theo mô tả của Tân Hoa xã đã “tiến hành diễn tập các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đối phương cũng như quá trình tiếp nhiên liệu và nước uống trong cuộc tập trận kéo dài vài ngày”.

Cuộc tập trận sẽ mang tình huống giả định biên đội tàu hải quân Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên biển của đối phương và kéo dài trong vài ngày liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc các tàu chiến của Trung Quốc sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vài ngày tới trên biển Ấn Độ Dương.

Viết về cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải quân Trung Quốc, tờ báo Ấn Độ Hindu Times có bài viết đánh giá về động thái của Bắc Kinh khi thực hiện cuộc tập trận tại Ấn Độ Dương là hành động khiêu khích, dằn mặt trong thời điểm và khu vực nhạy cảm, khi Hải quân Ấn Độ có ảnh hưởng truyền thống.

Đáp trả, Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh, cuộc tập trận hải quân là nhằm tăng cường sự hữu nghị, hiểu biết giữa các quốc gia và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, trách nhiệm của hải quân Trung Quốc.

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc thậm chí còn đặt câu hỏi: “Việc gì Ấn Độ phải lo lắng khi mỗi năm mấy nước phương tây đều tổ chức tập trận ở khu vực này? Hà cớ gì Trung Quốc lại không được xuất hiện ở đại dương rộng lớn như vậy?”.

Giới quan sát cho rằng, thời gian tới, Bắc Kinh sẽ còn thể hiện nhiều sự ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương hơn nữa bởi đây là một trong 3 tuyến đường huyết mạch để hiện thực hóa sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” của Trung Quốc.

Hai quốc gia sát sườn Ấn Độ là Pakistan ở phía tây và Sri Lanka ở cực nam, đều có các cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư.

Cảng Gwadar của Pakistan đã bắt đầu tiếp nhận tàu chiến Trung Quốc tới đồn trú với danh nghĩa bảo vệ tài sản của Trung Quốc.

Tại Sri Lanka, cảng Hambantota đã thuộc quyền kiểm soát của Bắc Kinh sau khi chính quyền nước này mất khả năng trả nợ.

Ấn Độ vẫn “có cửa” đấu với Trung Quốc

Trước hàng loạt các biểu hiện thể hiện sự khiêu khích của Bắc Kinh, New Delhi vẫn có thể có các ưu thế cho mình.

Gần 80% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Do vậy, nếu chiến tranh trên biển với Ấn Độ xảy ra thì sẽ gây ảnh hưởng mang tính thảm họa đối với Trung Quốc.

Tờ Hindu Times đánh giá, trong thời điểm liên tiếp diễn ra các khủng hoảng ở châu Á như tình hình trên bán đảo Triều Tiên, xung đột ở biên giới Trung – Ấn, lo ngại về cạnh tranh địa chính trị, chủ yếu tập trung ở eo biển Malacca – nơi nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương không khỏi khiến Trung Quốc tăng cường dự trữ dầu mỏ chiến lược.

Đầu tháng 8/2017, từng chiếc tàu chở dầu khổng lồ thường xuyên diễn ra hoạt động vận chuyển, bốc dỡ tại các cảng lớn của Trung Quốc.

Ở cảng Ninh Ba duyên hải Trung Quốc đã xuất hiện hình ảnh của tàu chở dầu lớn nhất thế giới – TI châu Âu (TIEurope). Một chuyến đi của chiếc tàu chở dầu khổng lồ này có thể vận chuyển 3 triệu thùng dầu, tương đương với tổng sản lượng một ngày của quốc gia giàu dầu lửa Kuwait.

Trung Quoc - An Do con con at chu bai nao cho nhau?

 
 

Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt nối đất liền Trung Quốc đi qua lãnh thổ Pakistan đến cảng biển Gwadar ở Ấn Độ Dương.

Ảnh: Tân Hoa xã.

Hiện nay, Bắc Kinh không ngừng nỗ lực thực hiện hệ thống đường ống đông – tây cỡ lớn để đưa khí đốt từ Trung Á vận chuyển trên đất liền về các trung tâm công nghiệp duyên hải như Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.

Trung Quốc xây dựng các cảng biển như Gwadar ở Pakistan và Kyaukpyu ở Myanmar phần lớn là để tránh eo biển Malacca.

Là quốc gia lệ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, Bắc Kinh cố gắng gia tăng dự trữ dầu mỏ chiến lược là điều dễ hiểu.

Như vậy, một khi cuộc chiến trên biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc nổ ra, cuộc chiến này sẽ trở thành thảm họa.

Vận dụng điều này, Ấn Độ hoàn toàn có cách để đáp trả lại các động thái khiêu khích từ phía Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới