Thursday, November 28, 2024
Trang chủĐàm luậnTranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa...

Tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Phần 2)

Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc Trung Hoa và Pháp tranh chấp chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, thời gian Pháp còn đô hộ Việt Nam

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa – Ảnh: Không quân Philippines

Từ 1931 đến 1933, Cucherousset lại tiếp tục viết 7 bài viết cũng trên báo L’Éveil Économique de L’Indochine trong các số 685 (10-5-1931), 688 (31-5-1931), 743(26-61932), 744(03-7-1932), 746(17-7-1932), 777 (26-02-1933) 790 (28-5-1933). Trong loạt bài báo kể trên, không thấy nhắc đến lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam nữa mà chỉ tập trung vào thái độ của Toàn quyền Pasquier về việc xử lý việc bảo vệ chủ quyền ấy . Tác giả chỉ trích một lá thư của Toàn quyền Pasquier khi Ông này viết: “Chủ quyền của xứ Annam trên quần đảo Hoàng Sa là điều không thể chối cãi được nhưng lúc này chưa phải cơ hội để xác nhận chủ quyền ấy”. Tác giả gay gắt chất vấn Toàn quyền: “Tại sao nay không phải là cơ hội? Trở lực nào đã ngăn cản xứ “Annam” nhìn nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa mà họ đã chấp hữu từ trăm năm trước? Có phải chăng đợi đến lúc người Nhật khai thác đến tấn phốt phát cuối cùng? Có phải người Nhật đã trả thù lao một phần cho ai chăng?”

Vì những bài báo lập luận vững chắc và chỉ chích nặng lời toàn quyền Pasquier, Tòa soạn báo E.E.I bị ông Dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét ban đêm buộc nhà báo phải nộp hồ sơ liên quan đến vụ Hoàng Sa. Trong số báo 743, Cucherousset cực lực phản đối và nhất quyết không giao nộp, nếu muốn nghiên cứu thì chỉ cho đọc tại chỗ .Trong số báo 746, Cucherousset viết nếu không có loạt bài của E.E.I thì có lẽ chính quyền Pháp làm ngơ vụ Trung Hoa chiếm hữu Hoàng Sa.

Trong số báo 777, Cucherousset đã trình bày tại sao ông phản đối Toàn quyền Pasquier nhún nhường trước hành động của Tổng Đốc Quảng Đông: 1. Chính quyền tỉnh Quảng Đông không hề bao giờ được nước Pháp thừa nhận là một chính quyền tự trị. 2. Chính phủ Trung Hoa ở Bắc Kinh lúc trước, ở Nam Kinh bây giờ, không hề bao giờ lên tiếng tranh giành quần đảo này. 3. Ngược lại từ hơn 100 năm nay rồi, nước Nam đã chấp hữu chủ quyền trên Hoàng Sa và sự việc này có ghi rõ trong văn khố của tri ều đình Huế. Hơn nữa chính quyền Quảng Châu không thể dựa vào lý do ngư phủ Trung Hoa thường xuyên ghé đảo để bắt rùa, phơi lưới để bảo Hoàng Sa thuộc Trung Hoa bởi ngư phủ Pháp cũng thường làm như vậy tại bờ biển Terre Neuve nhưng Terre Neuve vẫn thuộc nước Anh. Trong khi ấy trong 1 phiên họp của Hội đồng tư vấn Đông Dương, để trả lời vị đại diện của xứ Annnam là ông Piguax, Toàn quyền Pasquier cho biết vụ Hoàng Sa đã có tiếng vang tại Pháp và vị Tổng trưởng Bộ Thuộc Địa đã quyết định đưa nội vụ ra Ṭòa án quốc tế La Haye.

Ngoài tờ báo Eveil Economique, c̣òn nhiều báo của người Pháp ở Đông Dương và cả ở Pháp cũng đăng những bài về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa như Revue Indochinoise Illustrée, số 38, 1929 (Sàig̣òn), P.A. La Picque đã dẫn nhiều tài liệu về chủ quyền của Viêt Nam; việc chính quyền Quảng Đông trả lời không chịu trách nhiệm về việc dân Hải Nam cướp trên các tầu bị đắm Le Bellona năm 1895 và Imezi Maru 1896 vì Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc; dịch lại bài báo đăng trên Quảng Châu Báo ngày 10-7-1909 kể chuyện chuyến đi khảo sát Hoàng Sa của hải quân tỉnh Quảng Đông. Mémoire No 3 du Service Océanographique de L’Indochine (Saigon), 1930, 24 tr. do J. de Lacour và Jabouillé kể chuyến đi khảo sát Hoàng Sa 21-7-1926 theo lời mời của M.A.Krempf. Avenir du Tonkin khẳng định năm 1816, vua Gia Long long trọng cho dựng cờ trên đảo vì thế cho nên dù năm 1909, Trung Hoa có muốn dành chủ quyền, chánh phủ Pháp phải lên tiếng xác nhận quyền bảo vệ các đảo ấy. Trong hoàn cảnh hiện nay, không ai có thể phủ nhận sự quan trọng có tính cách chiến lược của Hoàng Sa.

Nature (Paris), số 2916, 01-11-1933, tr.385-387 do Sauvaire-Jourdan viết trên tờ Công báo ngày 19-7-1933 đăng một thông tư về việc hải quân Pháp chiếm cứ một vài đảo ở phía nam Biển Đông, điểm qua lịch sử chiếm hữu, vua Gia Long cho hải đội đổ bộ và dựng cờ trên đảo năm 1816 rồi đến sự kiện năm 1909 được bài báo ở Quảng Châu ngày 20-61909 mà tác giả cho là khôi hài cùng những đề nghị không nên bỏ rơi quyền sở hữu các đảo ấy. La Géographie, bộ LX (tháng 11-12-1933), tr.232-243, A.

Olivier Saix đưa ra những luận cứ theo đó chánh quyền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam phải bảo vệ và duy trì chủ quyền cho Việt Nam vì: 1/ Hoàng Sa có vị trí rất cần thiết lập hải đăng.2/ Là vị trí thiết lập đài quan sát khí ượg và trạm vô tuyến kịp thời bào thời tiết bão cho tàu bè.3/ Hoàng Sa nhiều nguồn lợi kinh tế: phốt phát, cá, rùa. 4/ Lợi ích quân sự từ Hoàng Sa phong tỏa vịnh Bắc Việt, cảng Đà Nẵng, hải lộ quốc tế 5/ Lịch sử xác lập chủ quyền: vua Gia Long đã cho hải đội Hoàng Sa đổ bộ lên đảo dựng cờ, lập cứ điểm, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề ngày 3-3-1925 nói rằng: “Các đảo đó bao giờ cũng là sở hữu của nước Annam, không có gì tranh cãi trong vấn đề này”.

Rõ ràng với sức ép dư luận trên, chính quyền thực dân Pháp đã phải hành động, trước hết khoảng 1930 đến 1933, Pháp đã thiết lập chủ quyền tượng trưng tại Trường Sa cũng như Hoàng Sa.

Với Hoàng Sa thuộc về Trung Kỳ, đất bảo hộ của Pháp, nên không cần phải hành động xác lập chủ quyền mà chỉ cần những hành động thực thi chủ quyền, tiếp theo những hành động khảo sát Hoàng Sa đầu tiên năm 1925 của Viện Hải dương học Nha Trang là những hoạt động thể theo đề nghị của dư luận báo chí thời ấy. Ngày 15-6-1932, chính quyền Pháp ra nghị định số156-SC ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chánh gọi là quận Hoàng Sa tại quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1937, kỹ sư trưởng công chánh Gauthier nghiên cứu khả năng xây dựng một hải đăng trên đảo Pattle (Hoàng Sa); năm 1938 Pháp bắt đầu phái các đơn vị bảo an tới các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng (OMM đăng ký số 48860) đặt ở đảo Pattle (Hoàng Sa) và số 48859 ở đảo Phú Lâm (Ile Boisée), một trạm vô tuyến TSF trên đảo Pattle.

Tháng 3-1938, Hoàng đế Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngăi như các triều trước . Tháng 6 năm 1938, một đơn vị bảo an lính Việt Nam tới trấn đóng Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Pattle với dòng chữ: “République Francaise- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Ile de Pattle 1938”.

Còn với quần đảo Trường Sa phía Nam thuộc địa giới Nam Kỳ lại là đất thuộc địa của Pháp, nên Pháp có hành động xác lập chủ quyền cho nước Pháp. Song để ngăn chặn nước thứ ba cũng như đối phó với pháp lý quốc tế, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại Giao Pháp đã viết trong Bản Ghi Chú cho Vụ Châu Á Đại dương ngạy-5-1950 rằng “Việc chiếm hữu quần đảo Spratleys do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng đế “Annam”.

Ngày 13 tháng 4 năm 1933, một hạm đội nhỏ do trung tá hải quân De Lattre chỉ huy từ Sài Gòn đến đảo Trường Sa (Spratley) gồm thông báo hạm La Malicieuse, pháo thuyền Alerte, các tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan. Sư chiếm hữu tiến hành theo nghi thức cổ truyền của phương Tây. Một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản. Mỗi đảo nhận 1 bản, được đóng kín trong 1 cái chai rồi được gắn trong 1 trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một địa điểm ấn định và cố định trên mặt đất. Người ta kéo cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo…

Ngày 26 tháng 7 năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp đã có một thông tin đăng trên Công báo Pháp, ghi rõ 6 nhóm hải đảo và tiểu đảo từ nay đã thuộc chủ quyền Pháp quốc, trong đó gồm nhóm Spratley (8039’B-111055Đ) và các tiểu đảo nhỏ xung quanh được chiếm hữu sớm nhất từ ngày 13-4-1930 và đảo Thị Tứ được chiếm cuối cùng vào ngày 12-4-1933. Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M.J. Krautheimer ký nghị định số 4762 sáp nhập các nhóm hải đảo thuộc quần đảo Pratleys (Trường Sa) vào tỉnh Bà Rịa. Năm 1938 Pháp cũng thiết lập một bia chủ quyền, một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến tại đảo Itu – Aba (Ba Bình)..

Tất cả những hành động thực thi chủ quyền của Pháp nhân danh “Annam” trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa diễn ra một cách suông sẻ, dù muộn màn, không gặp bất cứ ngăn cản nào, bởi chỉ duy có chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông có ý đồ , có dự án khai thác Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, và muốn chiếm hữu Hoàng Sa khi cho là đất vô chủ, song các dự án của chính quyền địa phương mới chỉ trên giấy tờ, chính quyền trung ương Trung Quốc chưa mặn mà. Tuy vậy Nhật Bản lại dấu mặt về ý đồ chiếm giữ Hoàng Sa và Trường Sa, đã lên tiếng phản đối sự chiếm giữ của Pháp trong thông báo cho chính phủ Pháp vào ngày 24-7-1933. Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố gửi tới Đại sứ Pháp ở Nhật Bản khẳng định Nhật Bản là người đầu khám phá Trường Sa vào năm 1917 và tuyên bố Nhật kiểm soát Trường Sa. Nhậ t đã nhanh chóng chiếm đảo Phú Lâm (Ile Boisée) của Hoàng Sa và đảo Itu-Aba (Ba Bình) của Trường Sa vào năm 1938, song măi đến ngày 9-3-1945, Nhật mới bắt làm tù binh những lính Pháp đóng ở các đảo Hoàng Sa cũng như đất liên của Việt Nam..

Việc Pháp nhân danh “Annam” cũng như Nhật cho rằng người khám phá đầu tiên Trường Sa cũng chỉ là cái cớ để chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa vì mục tiêu chiến lược hoặc bảo vệ quyền lực hoặc thực hiện ý đồ bành trướng quyền lực của nước đó . Khi không cần thiết cho chiến lược của mình như hiện nay thì không cần thiết chiếm giữ Hoàng Sa và Trường Sa nữa!

Nhật bản đã bại trận và đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh 16 tháng 8 năm 1945 và đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa .

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới