Monday, January 6, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiVì sao TQ đề nghị Nga "cân nhắc nhiều hơn" trong chính...

Vì sao TQ đề nghị Nga “cân nhắc nhiều hơn” trong chính sách toàn cầu?

Các chuyên gia cho rằng, xét trên thực tế lời kêu gọi phản đối bảo hộ toàn cầu thực chất mang nhiều lợi ích cho Trung Quốc, còn Nga cần phải có phương pháp tiếp cận mới trong vấn đề này.

Nguyên thủ các nước Khối BRICS

Tại hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 9 được tổ chức tại Hạ Môn, Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các quốc gia trong khối hãy tác động nhiều hơn đến các vấn đề quốc tế.

Ông Tập cho biết, “các mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trong khối với phần còn lại của thế giới đỏi hỏi chính bản thân 5 quốc gia chúng ta phải đóng một vai trò tích cực hơn trong việc điều hành thế giới, nếu thiếu chúng ta có nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được”.

Trong một tuyên bố chung, Moscow và Bắc Kinh đã kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm trao cho Brazil, Ấn Độ và Nam Phi thêm trọng trách chính trị.

Kể từ khi hình thành, khó khăn chủ yếu của BRICS chính là sự khác biệt về lợi ích giữa các quốc gia thành viên. Trong khi Nga duy trì một mối quan hệ ổn định và thân thiện với Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và Nam Phi, thì các quốc gia này lại không thể tìm ra tiếng nói chung.

Gần đây, giữa Bắc Kinh và New Delhi đã nảy sinh một cuộc xung đột liên quan đến những tranh chấp tại cao nguyên Doklam, nằm ở dãy Himalaya. Hội nghị thượng đỉnh lần này chính thức ghi nhận sự hòa giải giữa các bên. Ấn Độ đã thành công trong việc nhận được từ Trung Quốc sự công nhận nhóm Hồi giáo “Jais-e-Mohammed” ở Pakistan là một nhóm khủng bố. Bằng cách này Bắc Kinh, vốn có truyền thống ủng hộ Islamabad, đã đồng ý nhượng bộ người Ấn.

Nga và Trung Quốc: Nước nào mới thực sự đứng đầu BRICS? 

Các chuyên gia đã đưa ra một số lý giải về việc Nga được lợi gì từ chính sách chống bảo hộ mà Trung Quốc đang kêu gọi, và liệu vai trò quá nổi bật của Bắc Kinh trong khối BRICS có gây ra thiệt hại cho các nước khác hay không?

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị, Aleksey Makarkin, giữa Nga và Trung Quốc chưa có một sự hiểu biết đầy đủ về các vấn đề thương mại. Nhà chính trị học cho biết: “Trung Quốc xuất phát từ thực tế những lợi ích cho họ. Hôm nay nước này tuyên bố vai trò là công xưởng mới của thế giới, và họ cần hàng hóa “made in China” được bán ở khắp mọi nơi. Nga lại có phương pháp tiếp cận khác, đó là tìm cách phát triển ngành sản xuất riêng của mình để gây thiệt hại cho hàng nhập khẩu từ các nước EU”.

Chuyên gia của Câu lạc bộ chính trị Valdai, Alexander Lukin cũng cho rằng các biện pháp chống bảo hộ phần nhiều phù hợp “với lợi ích của Trung Quốc”, còn Nga đòi hỏi phải có một cách tiếp cận cân bằng hơn trong lĩnh vực này.

Chuyên gia giải thích: “Nga cần phải tiếp cận vấn đề này một cách cẩn thận. Trong nhiều năm, Moscow đã phản đối thành lập một khu vực thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc. Nhưng bây giờ, khi Cộng đồng Kinh tế Á-Âu đã phát triển một thị trường chung, và khi đồng rúp giảm giá trầm trọng, thì nhà lãnh đạo của chúng tôi có ý định rằng,  nếu không đàm phán về FTA với Trung Quốc, thì ít nhất cũng thảo luận về việc giảm thuế nhập khẩu thương mại.

Tất cả các chuyên gia được phỏng vấn đều bác bỏ ý tưởng rằng sự ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc trong khối BRICS có thể sẽ gây ra mối đe dọa đối với Nga. Phó chủ tịch của Trung tâm Chiến lược Truyền thông Dmitry Abzalov nhận định: “Cho đến nay không thể nói rằng khối này là công cụ của Trung Quốc. Sự khác biệt chỉ là trong thực tế Trung Quốc có thể đầu tư nhiều tiền hơn vào các dự án chung, chẳng hạn như ngân hàng thông thường, nhưng điều đó không giới hạn sự tự do của các nước khác”.

Theo ông Alexey Makarkin, BRICS là một cấu trúc rất cân bằng nên ai đó khó có thể thống trị nó một mình. Ông Makarkin kết luận: “Nếu khối này là thể thống nhất như Liên minh Châu Âu, thì sự vượt trội về kinh tế của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng. Nhưng trong trường hợp này tất cả mọi thứ đều khác. Các nước chỉ đơn giản hợp tác với nhau đến giới hạn ảnh hưởng đến lợi ích của họ, và tất cả chỉ có thế”.

RELATED ARTICLES

Tin mới