Wednesday, December 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiBản tin Biển Đông ngày 11/09

Bản tin Biển Đông ngày 11/09

Bản tin Biển Đông ngày 11/09/2017.

Một lần nữa, Hải quân Mỹ đã được tự do đi qua Biển Đông

Ngày 8/9, trang American Military News đăng bài bình luận “Một lần nữa, Hải quân Mỹ đã được tự do đi qua Biển Đông” của Gary Wetzel, cựu sĩ quan Hải quân Mỹ. Ông Wetzel tỏ ra vui mừng khi Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACCOM) xây dựng chương trình tuần tra hàng hải của hải quân Mỹ ở Biển Đông, “Hải quân Mỹ đã có được sự hiện diện rõ ràng hơn ở khu vực, nhằm thực hiện các quy tắc hàng hải quốc tế đã tồn tại từ lâu.

Kế hoạch mới của PACCOM sẽ cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hang hải (FONOPS) hai hoặc ba lần mỗi tháng, và trong tương lai, máy bay quân sự Mỹ cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ này. Tác giả cũng bày tỏ hy vọng rằng thay vì “thách thức” Trung Quốc, các hoạt động này sẽ trở thành hoạt động “thường lệ và được chấp nhận theo thời gian”. Tuy nhiên ông khẳng định mục đích của các FONOP vẫn là nhằm “nhắc nhở Trung Quốc rằng Biển Đông trên thực tế không chỉ là lãnh thổ  của mỗi Trung Quốc” đồng thời “khẳng định quyết tâm của Mỹ để đảm bảo không để Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc”.

Từ chỗ chỉ đứng ngoài lề, Indonesia đã bắt đầu thách thức các yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc

Ngày 10/9, báo The New York Times có bài viết “Từ chỗ chỉ đứng ngoài lề, Indonesia đã bắt đầu thách thức các yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc” của nhà báo Joe Cochrane. Theo Cochrane, những động thái ngày càng quyết đoán gần đây của Indonesia ở Biển Đông, bao gồm việc đổi tên vùng nước phía Bắc vùng đặc quyền kinh tế nước này thành “Biển Bắc Natuna” ở Biển Đông và triển khai lực lượng quân sự tại khu vực quần đảo Natuna cho thấy “Indonesia đang thách thức Trung Quốc, một trong những nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của nước này”. Tác giả đánh giá động thái của Indonesia “đã tấn công trực diện vào những yêu sách nằm trong cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc” đồng thời cũng cho thấy đã xuất hiện “một nhân tố mới” trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở khu vực dù nhiều năm qua, Indonesia vẫn luôn khẳng định nước này không phải là một bên trong tranh chấp Biển Ông Frega Ferdinand Wenas Inkiriwang, giảng viên Đại học Quốc phòng Indonesia cho rằng việc Indonesia chính thức đổi tên thành “Biển Bắc Natuna” cho thấy “Indonesia đã gián tiếp trở thành một bên tranh chấp ở khu vực, có thể do những vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ”, cụ thể là liên quan đến vùng nước phụ cận của quần đảo Natuna với trữ lượng tài nguyên giàu có, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Indonesia.Đông.

Tướng Gatot Nurmantyo, Tư lệnh Quân đội Indonesia quan ngại rằng hiện nay các hoạt động thăm dò và sản xuất năng lượng ngoài khơi của Indonesia “thường xuyên bị các tàu mang cờ nước ngoài quấy nhiễu”. Theo nhiều chuyên gia cho biết, sự quan ngại của ông Nurmantyo chính là xuất phát từ Trung Quốc.

Theo ông Ian J. Storey, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, “Indonesia thực ra vẫn là một bên của tranh chấp, Indonesia càng sớm nhận ra được thực tế này bao nhiêu thì càng tốt cho họ bấy nhiêu”. Ông cũng khẳng định “trước khi đổi đặt tên cho “Biển Bắc Natuna” để “nghe có vẻ “Indonesia” hơn”, từ năm ngoái Indonesia đã bắt đầu đẩy mạnh sự hiện diện quân sự ở quần đảo Natuna.

Cũng trong năm ngoái, Indonesia và Trung Quốc có tới ba vụ va chạm trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế nằm ngoài quần đảo Natuna. Đáng quan ngại hơn, sau ba vụ va chạm, vào tháng 6/2016, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên đưa ra tuyên bố rằng cái gọi là “đường chín đoạn” của nước này cũng bao trọn “các ngư trường đánh cá truyền thống” trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Ông Evan A. Laksmana, nghiên cứu viên cao cấp về các vấn đề an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Jakarta, Indonesia thì cho rằng việc đổi tên “Biển Bắc Natuna” tuy không hẳn là nhằm gây tranh chấp với Trung Quốc nhưng cho thấy “cơ sở pháp lý quốc tế cho bản đồ mới của Indonesia là rõ ràng”, “Indonesia không công nhận yêu sách của Trung Quốc ở các vùng nước của Natuna và sẽ không thoả hiệp bản đồ của nước này với Bắc Kinh hay phải xin phép họ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới