Sunday, January 5, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiBị chê thua Lào và Campuchia, doanh nghiệp Việt đáp trả thế...

Bị chê thua Lào và Campuchia, doanh nghiệp Việt đáp trả thế nào?

Khoảng 23% doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố đã giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc được cải thiện đáng kể trong vòng ba năm trở lại.

Đây là một trong những kết quả đáng chú ý trong nghiên cứu có tên “Tăng cường sức cạnh tranh và liên kết doanh nghiệp vừa và nhỏ” mà Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố.

Tỷ lệ này thấp hơn Campuchia và Philippines với hơn 30% và cao hơn một số nước Đông Nam Á khác như  Lào, Malaysia và Thái Lan.

Báo cáo nhận xét, các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất của mình không kém gì các doanh nghiệp cùng ngành ở các nước khác trong khu vực, nhưng lại hiếm khi giới thiệu những sản phẩm mới và có chức năng hoàn toàn mới so với các sản phẩm hiện có ra thị trường.

Cũng theo WB, trong khi một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp Việt tuyên bố chi tiêu cho R&D, thì tỷ trọng số tiền trung bình thực chi trên tổng doanh thu vẫn thấp hơn hầu hết các nước Đông Nam Á khác. Đồng thời, tương đối ít các doanh nghiệp đầu tư vào những kiến thức đã được cấp phép hay cấp bằng sáng chế để hỗ trợ cho những nỗ lực đổi mới.

 Cụ thể, mức chi trả cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang kém hơn một chút so với Campuchia và cũng không cao so với nhiều nước Đông Nam Á. Theo đó, các doanh nghiệp Việt chi 1,6% doanh thu hàng năm cho R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là 1,9%. Đáng chú ý, doanh nghiệp Lào chi đến 14,5% doanh thu hàng năm cho R&D. Tỷ lệ này ở một số nước như Philippines là 3,6% và Malaysia là 2,6%.

Báo cáo cũng cho hay, các doanh nghiệp vừa và lớn đổi mới nhiều hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. 26% công ty vừa và lớn tuyên bố chi cho R&D trong khi chỉ có 9% doanh nghiệp nhỏ có đầu tư vào hoạt động này.

Khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố đào tạo cho các nhân viên của họ để phát triển và giới thiệu sản phẩm hay quy trình mới. Tỷ lệ này cao hơn Lào, Malaysia, Thái Lan nhưng một lần nữa lại thấp hơn Campuchia và Philippines.

Tổng quan, các mức độ về đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, tỷ lệ chi cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam đều rơi vào mức trung bình tại Đông Nam Á. Trong đó, các doanh nghiệp Campuchia đang năng động hơn doanh nghiệp Việt trong các hoạt động này. Doanh nghiệp Lào dù chưa có tỷ lệ ra sản phẩm mới cao bằng doanh nghiệp Việt nhưng triển vọng tương lai là đáng chú ý khi tỷ lệ chi tiêu cho R&D trên doanh thu khá cao.

Rõ ràng, doanh nghiệp Việt Nam đang chịu áp lực về tiếp thu công nghệ mới và sáng tạo nhằm tránh tụt hậu so với các nước lân cận.

Câu chuyện về làm ô tô điện là một ví dụ. Vào năm 2016, Campuchia đã tự sản xuất ô tô điều kiển bằng smartphone mang tên Angkor EV có giá khoảng 100 triệu đồng khiến dư luận xôn xao. Trong khi đó, một số hãng xe nổi tiếng thế giới lần lượt từ bỏ dự án sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.

Sau 20 năm hoạt động, số doanh nghiệp sản xuất linh kiện không phát triển, tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt tới 10% và giới hạn vào các linh kiện kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các chi tiết nhựa đơn giản,…

Nhiều chủ doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật khi đó khẳng định, muốn làm những chiếc xe như của Campuchia thì Việt Nam hoàn toàn có thể làm và đã làm từ lâu. Đặc biệt, nói về ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam không hề thua Campuchia, thậm chí còn hơn hẳn Campuchia về trình độ lắp ráp.

RELATED ARTICLES

Tin mới