Wednesday, January 8, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiVì sao lệnh trừng phạt của LHQ luôn thất bại với Triều...

Vì sao lệnh trừng phạt của LHQ luôn thất bại với Triều Tiên?

Trong khi Liên Hiệp Quốc đang áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt mới lên Triều Tiên về vấn đề vũ khí hạt nhân, nhiều người đặt câu hỏi vì sao những lệnh trừng phạt như thế thất bại trong hơn một thập niên qua.

Tăng trưởng kinh tế tốt là sức mạnh của Triều Tiên

Mục Bloomberg View cho hay lý do khiến các lệnh trừng phạt quốc tế không mang lại hiệu quả là nền kinh tế Triều Tiên đang được cải thiện nhiều hơn mức độ được biết đến một cách rộng rãi. Sức phát triển kinh tế là yếu tố giúp nước này vượt qua các rào cản thương mại đang ngày càng cao hơn.

Dù nước này còn nghèo, GDP vẫn tăng 3,9% trong năm 2016 lên khoảng 28,5 tỉ USD. Đây là mức tăng GDP nhanh nhất trong 17 năm. Tiền lương người lao động cũng đi lên nhanh chóng, GDP bình quân đầu người hiện lên ngang bằng Rwanda, một nền kinh tế kiểu mẫu ở châu Phi.

Tiến bộ này một phần là nhờ giao thương với Trung Quốc, quốc gia vẫn do dự trong việc cắt đứt quan hệ thương mại với nước láng giềng mặc cho nhiều lời kêu gọi về việc thắt chặt lệnh trừng phạt. Dù Trung Quốc đồng ý cấm nhập khẩu than đá của Triều Tiên hồi tháng 2, nhập khẩu sắt lại tăng và tổng kim ngạch thương mại đi lên 10,5% trong nửa đầu năm nay, chạm mốc 2,55 tỉ USD.

Cùng lúc, nhiều cải cách kinh tế được thực hiện trong năm 2011 bắt đầu có hiệu quả, cho phép giới quản lý nhà máy tùy ý đặt ra mức lương, tìm nhà cung cấp riêng, thuê mướn và sa thải nhân viên. Hệ thống nông dân tập thể được thay thế bằng hệ thống quản lý theo gia đình, nhờ đó, sản lượng thu hoạch nông nghiệp đi lên. Chính quyền Triều Tiên còn chấp nhận doanh nghiệp tư nhân với một số giới hạn nhất định.

Kết quả thu được khá nổi bật. Những người bán hàng rong trước đây là cảnh hiếm gặp, song giờ đây ngập tràn đường phố Bình Nhưỡng. Một số khu phố có cao ốc mới, siêu thị hiện đại, cửa hàng thời trang còn đường phố thì thấp thoáng bóng dáng xe hiệu Mercedes-Benzes và BMW. Theo một số ước tính, khu vực kinh tế tư nhân hiện chiếm đến 1/2 GDP.

Vì tình trạng nghèo đói vẫn lan rộng, các cải thiện đơn giản trong quản lý nông nghiệp và quản lý thiên tai đủ để tạo đà tăng trưởng mới một cách đáng kể. Mức tăng GDP ấn tượng hồi năm ngoái phần lớn là nhờ đợt phục hồi kinh tế sau đợt hạn hán tồi tệ vào năm 2015.

Với người dân Triều Tiên, mức sống tăng là tín hiệu tốt. Vấn đề ở đây là nền kinh tế vẫn còn sức phát triển trước khi tiến bộ kinh tế chạm đến mức đòi hỏi các rào cản thương mại phải được phá vỡ. Điều này đồng nghĩa với việc phải mất vài năm nữa, các biện pháp trừng phạt mới đủ gây tổn thương để hành vi của Triều Tiên có sự thay đổi đáng kể. Từ nay cho đến lúc đó, ý thức về việc đất nước tự lực cánh sinh có vẻ sẽ thống lĩnh. 

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đang tự định vị hình ảnh bản thân là nhà cải cách sắt bén như Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee hay lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Ông Kim Jong-un vẫn phải đối mặt nhiều thách thức, trong đó có việc bị cắt đứt khỏi hệ thống thương mại toàn cầu, song trước sức ép lớn và nguồn lực hạn chế, Triều Tiên vẫn đạt được mục tiêu trong nhiều năm. Trong tương lai, sức tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ giúp ích cho nước này.

RELATED ARTICLES

Tin mới