Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐàm luậnVấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 3)

Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 3)

Các cuộc đàm phán sáu bên đã gián đoạn trong gần một thập kỷ, trong khi một yếu tố quan trọng là giữa Triều Tiên và Mỹ thiếu lòng tin cơ bản nhất. Hai bên luôn tranh luận không nhượng bộ nên hòa bình trước hay từ bỏ vũ khí hạt nhân trước.

Một vụ thử tên lửa Hwasong-10 của Triều Tiên

III.Diễn biến cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

Chương trình hạt nhân Triều Tiên là một vấn đề hết sức phức tạp, cũng là một tiêu điểm trong quan hệ Mỹ-Triều Tiên. Dưới 3 thế hệ lãnh đạo của Triều Tiên, vấn đề hạt nhân có một quá trình từng bước phát triển. Khi còn sống, Kim Nhật Thành từng nói Triều Tiên không có khả năng cũng không muốn phát triển vũ khí hạt nhâ. Trong những năm tháng cầm quyền của mình Kim Nhật Thành coi việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên là mục tiêu cuối cùng, các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hat nhân cũng đã được tiến hành dưới thời Kim Jong-il nắm quyền.

Tháng 12/1985, Triều Tiên chịu sức ép của Liên Xô phải tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, nhưng không hoàn tất thỏa thuận bảo đảm với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Năm 1992, hai miền Triều Tiên ký Tuyên bố chung về phi hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, theo đó Triều Tiên đồng ý để IAEA giám sát.

Tháng 2/1993, các chuyên gia giám sát của IAEA phát hiện nhiều dấu hiệu khác thường trong các hoạt động hạt nhân mà Triều Tiên báo cáo. Một số thông tin cho thấy Triều Tiên đã tái chế đủ plutoni để sản xuất 1 hoặc 2 vũ khí hạt nhân.

Năm 1993, cuộc khủng hoảng hạt nhân bắt đầu khi Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mà nước này đã tham gia từ năm 1985. Bình Nhưỡng lý giải cho hành động này là vì sức ép quốc tế trong việc thanh sát chương trình hạt nhân bị cho là để phát triển vũ khí nguyên tử. Triều Tiên bắt đầu tích trữ plutoni, nhưng sau đó lại quyết định không rút khỏi Hiệp ước nói trên nữa.

Theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, chỉ có 5 quốc gia được phép sở hữu vú khí hạt nhân là Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh và Mỹ. Các quốc gai này đã có vũ khí hạt nhân trước thời điểm hiệp ước được ký (1/6/1968) và là 5 thành viên thường trực của HĐBA LHQ.

Tháng 4/1994, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter thăm Bình Nhưỡng, đề xuất với Chủ tịch Kim Nhật Thành về việc nối lại đối thoại.

Ngày 8/7/1994, Chủ tịch Kim Nhật Thành qua đời ở tuổi 82, để lại vai trò lãnh đạo tối cao tại Triều Tiên cho con trai là ông Kim Jong-il. Các cuộc đối thoại vẫn được tiếp tục sau khi Chủ tịch Kim Nhật Thành qua đời. Kết quả là hai bên ký Khung Thỏa thuận vào tháng 10/1994.

Theo Khung Thỏa thuận trên, Triều Tiên đồng ý dừng các hoạt động ở cơ sở hạt nhân Yongbyon và dừng xây dựng lò phản ứng mới như kế hoạch. Đổi lại, Mỹ đồng ý lập ra một tổ chức là Cơ quan phát triển năng lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO) để cung cấp dầu đốt và xây 2 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ ở Triều Tiên.

Trước khi hoàn thành 2 lò phản ứng này, Triều Tiên phải tuân thủ hoàn toàn nghĩa vụ đối với IAEA và chuyển các thanh nhiên liệu cấp độ plutoni ra khỏi đất nước. Mục 2 của Khung thỏa thuận vạch ra những bước nhằm tiến tới “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ chính trị chế tạo vũ khí hạt nhân.

Căng thẳng quân sự trên Báo đảo Triều Tiên vẫn tiếp diễn dù Khung Thỏa thuận đã được ký: Tháng 12/1995, Triều Tiên bắn hạ một trực thăng Mỹ bay lạc vào không phận Triều Tiên; Năm 1996, một tàu ngầm giám sát của Triều Tiên đi vào lãnh thổ Hàn Quốc.

Dù Mỹ cuối cùng vẫn hỗ trợ số nhiên liệu trị giá 400 triệu cho Triều Tiên trong thời gian từ 1995 đến 2002, việc Quốc hội Mỹ miễn cưỡng rót tiền cho các chuyến tàu chở dầu đến Triều Tiên như quy định trong Khung thỏa thuận khiến quá trình vận chuyển bị chậm trễ.

Hoạt động xây dựng lò phản ứng nước nhẹ của KEDO ở Triều Tiên cũng tiến triển chậm chạp. Ngoài ra, hai bên không lập các ban lợi ích ở thủ đô của nhau như đã vạch ra trong Khung Thỏa thuận và cũng không đạt được mấy tiến triển để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Sau khi Khung Thỏa thuận được ký kết, chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên vẫn rất mạnh.

Trong hai đợt đàm phán vào tháng 4/1996 và tháng 6/1997, Mỹ ép Triều Tiên ngừng bán các bộ phận tên lửa và công nghệ liên quan ra nước ngoài. Đáp lại, Triều Tiên đòi Mỹ bối thường doanh thu thiệt hại mà họ phải chịu khi ngừng bán công nghệ tên lửa. Vì thế, các cuộc đàm phán lại bế tắc.

Ngày 31/8/1998, Triều Tiên phóng tên lửa hai tầng Taepodong-1 bay qua bầu trời Nhật Bản và lao xuống Thái Bình Dương, đánh dấu việc Bình Nhưỡng lần đầu tiên sử dụng công nghệ tên lửa tầm xa. Vụ thử tên lửa này cho thấy Triều Tiên đã tiến xa trong việc phát triển phạm vi hoạt động của các loại tên lửa.

Trước những lo ngại về nguy cơ tên lửa từ Triều Tiên, những tiết lộ về việc Triều Tiên giấu kín cơ sở hạt nhân Kumchang-ri và Khung Thỏa thuận được triển khai chậm chạp, chính quyền của Tổng thống Bill Clinton đã yêu cầu cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry đánh giá lại toàn diện về chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên.

“Báo cáo Perry” được đưa ra sau đó kêu gọi “cách tiếp cận thích hợp và toàn diện đối với các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên” và thương lượng với Triều Tiên, phối hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc. Báo cáo cho rằng nếu cách này thất bại, cần chuyển sang cách khác là “kiềm chế mối đe dọa không thể xóa bỏ thông qua đàm phán”.

Tháng 5/1999, một nhóm quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ được phép thăm cơ sở Kumchang-ri và kết luận rằng các hoạt động ở đó không vi phạm Khung Thỏa thuận. Nhiều tháng sau đó, cuộc đàm phán về chương trình tên lửa của Triều Tiên được thu xếp. Bình Nhưỡng đồng ý với một lệnh cấm thử tên lửa để đổi lấy việc Washington dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, lệnh này không cấm Triều Tiên bán tên lửa nước ngoài, một hoạt động đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian đó.

Trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 10/2000, Phó Thống tướng Jo Myong Rok, một quan chức cấp cao của Triều Tiên, tái khẳng định lệnh cấm tên lửa và đồng ý đưa ra Thông cáo chung để cải thiện quan hệ song phương.

Không lâu sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright sang thăm Bình Nhưỡng để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán song phương về tên lửa không thể kết thúc dưới thời chính quyền Clinton.

Trong thông điệp Liên bang đầu tiên vào ngày 29/1/2002, cựu Tổng thống Mỹ Geoge W.Bush đã cáo buộc Triều Tiên cùng với Iran và Iraq “hợp thành một trục ma quỷ”. Đáp lại lời tuyên bố cứng rắn của ông Bush, Triều Tiên cho biết đang phát triển một chương trình hạt nhân bí mật, đồng thời coi thỏa thuận đã ký với Mỹ vào năm 1994 là vô hiệu.

Để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vòng đàm phán sáu bên giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga và Trung Quốc đã diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8/2003.

Ngày 19/9/2005, Triều Tiên một lần nữa đồng ý chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lại các khoản viện trợ năng lượng, kinh tế và an ninh. Các cuộc đàm phán được nối lại nhằm cụ thể hóa các chi tiết liên quan, nhưng Bình Nhưỡng lại rút lui và từ chối các cuộc thương lượng tiếp theo.

Ngày 7/5/2006, Triều Tiên lại bắn 7 tên lửa xuống biển Nhật Bản, trong đó có một hỏa tiễn Taepodong-2 kiểu mới, vốn được thiết kế để vươn tới những mục tiêu ở xa. Tuy nhiên, tên lửa này đã phát nổ không lâu sau khi được phóng đi. Các nước chỉ trích hành động của Bình Nhưỡng, trong khi HĐBA LHQ thông qua một nghị quyết lên án cuộc thử tên lửa này.

Ngày 8/10/2006, Triều Tiên tuyên bố thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên, một hành động bị ngay cả những quốc gia đồng minh lên án. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vào ngày 31/10/2006, Bình Nhưỡng lại bất ngờ đồng ý tái khoiwir động vòng đàm phán 6 bên về giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tháng 2/2007, Mỹ và 4 quốc gia khác đạt được một thỏa thuận tạm thời về việc cung cấp cho Triều Tiên 400 triệu USD tiền viện trợ và nhiên liệu nhằm đổi lại việc Bình Nhưỡng sẽ ngừng hoạt động của các cơ sở hạt nhân và cho phép các thanh sát viên quốc tế quay trở lại quốc gia này.

Ngày 27/6/2008, Triều Tiên phá hủy tháp làm mát trong tổ hợp hạt nhân chủ chốt mang tên Yongbyon. Hành động này được coi là biểu tượng của việc Bình Nhưỡng cam kết với những cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, vào tháng 9/2008, cho rằng chính quyền Tổng thống Bush không thực hiện lời hứa loại Triều Tiên khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố, Bình Nhưỡng quyết định tái khởi động quá trình sản xuất plutoni.

Tháng 10/2008, Mỹ loại Triều Tiên khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố với hy vọng tiếp tục quá trình đàm phán hạt nhân, sau khi Triều Tiên đồng ý cho một số thanh sát viên vào nước này. Tuy nhiên, 2008 cũng là năm đánh dấu vòng đàm phán 6 bên rơi vào bế tắc và chưa được nối lại từ đó đến nay.

Ngày 25/5, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ hai, một động thái khiến cả thế giới lo ngại. Đáp lại hành động này, ngày 12/6/2009, HĐBA LHQ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng.

Năm 2010, quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc trở nên căng thẳng với vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị chìm, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng cho bắn ngư lôi làm chìm tàu Cheonan, nhưng Triều Tiên bác bỏ điều này. Tuy nhiên, tháng 11/2010, Triều Tiên nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm 4 người chết. Cũng trong tháng này, Bình Nhưỡng tiết lộ sự tồn tại của một nhà máy mới được sử dụng cho việc làm giàu urani.

Năm 2010, ông Kim Jong-il liên tục thăm Trung Quốc và Nga, được cho là để kêu gọi sự ủng hộ đối với việc chuyển giao quyền lực cho con trai ít Kim Jong-un. Ngày 17/12/2011, ông Kim Jong-il đột ngột qua đời vì bệnh tim, để lại tất cả các vị trí lãnh đạo cao nhất ở Triều Tiên cho Kim Jong-un.

Trước khi qua đời, ông Kim Jong-ul có chuyến thăm Nga và tuyên bố sẵn sàng tái khởi động đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Gần hai tháng sau khi ông Kim mất, Triều Tiên và Mỹ lần đầu nối lại đàm phán hạt nhân. Phái viên Mỹ Glyn Davies và phái viên Triều Tiên Kim Kye-kwan đã gặp nhau ở Bắc Kinh ngày 23/2/2012. Dù cả Washington và Bình Nhưỡng đều không thông báo về kết quả cụ thể nào sau đàm phán tại Bắc Kinh, nhưng Triều Tiên bất ngờ tuyên bố dừng chương trình hạt nhân và cho phép các thanh sát viên quốc tế trở lại nước này để đổi lại việc Mỹ viện trợ 240.000 tấn lương thực. Các nước lớn trên thế giới và LHQ đều có phản ứng tích cực trước tuyên bố này, dù đây không phải là lần đầu tiên Bình Nhưỡng quyết định dừng chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên, sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, trong 5 năm qua, Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử hạt nhân và tuyên bố rõ rằng Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, là cường quốc hạt nhân, đồng thời ghi vấn đề hạt nhân vào hiến pháp, ban hành các luật có liên quan. Trước đây, Triều Tiên đã nhiều lần tuyên bố rằng trước khi thế giới thực hiện phi hạt nhân, Triều Tiên sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Sở hữu hạt nhân, trở thành cường quốc hạt nhân, là đường lối đã định của nước này.

Các cuộc đàm phán sáu bên đã gián đoạn trong gần một thập kỷ, trong khi một yếu tố quan trọng là giữa Triều Tiên và Mỹ thiếu lòng tin cơ bản nhất. Hai bên luôn tranh luận không nhượng bộ nên hòa bình trước hay từ bỏ vũ khí hạt nhân trước. Triều Tiên yêu cầu trước hết là hòa bình, đó là ký “Hiệp định hòa bình”, thay thế “Hiệp định đình chiến” đạt được sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. Trong khi đó, Mỹ yêu cầu Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên nói rằng điều đó đồng nghĩa với việc nộp vũ khí đầu hàng và họ không thể làm điều đó.

(còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới