Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnVấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 5)

Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 5)

Đối với Triều Tiên, đây là con bài quan trọng và là sự đảm bảo chiến lược để kiềm chế Hàn Quốc và Nhật Bản ở Đông Bắc Á, thoát khỏi sự quấy rối và sức ép từ Trung Quốc, buộc Mỹ phải đọ sức bình đẳng với nước này.

Triều Tiên tên lửa đạn đạo

Mặc dù Triều Tiên quả thực có thể đối trọng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ở khu vực Đông Á về mặt khách quan, nhưng Trung Quốc và Triều Tiên đều có lợi ích quốc gia của mình. Một số lợi ích có thể tương tự hoặc giống nhau, một số lại không phù hợp về lợi ích, phản ánh trên các khía cạnh sau:

Một là, về ngắn hạn, Triều Tiên tạo ra sự căng thẳng bằng cách thử nghiệm vũ khí hạt nhân là để mình có được nhiều quân bài tỏng các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cách làm này sẽ tạo lý do cho Mỹ, Nhật Bản tăng cường trang bị vũ khí ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, dẫn đến sự leo thang cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực.

Hai là, trong trung hạn, Triều Tiên muốn có được càng nhiều lợi ích kinh tế từ Trung Quốc, nhưng lại muốn Trung Quốc phải giảm bớt ảnh hưởng đối với chính sách đối nội và đối ngoại của mình ở mức tối thiểu. Mặc dù Trung Quốc theo đuổi chính sách không can thiệp công việc nội bộ nước khác, nhưng không thể làm hài lòng với kiểu vai trò “bên đầu tư bù nhìn” này.

Ba là, về lâu dài, Triều Tiên vẫn mong muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên. Trong khi toan tính hàng đầu của Trung Quốc tất nhiên là hòa bình và ổn định trên bán đảo, chứ không ủng hộ Triều Tiên hay Hàn Quốc đạt được mục tiêu gì.

3. Quân bài đàm phán hay công cụ răn đe?

Quan điểm của Triều Tiên rất rõ ràng: coi vũ khí hạt nhân là con bài để trực tiếp đàm phán với Mỹ – quốc gia bị coi là đang đe dọa an ninh nước này.

Tên lửa hạt nhân là đặc quyền của nước lớn. Nhà lãnh đạo Triều Tiên rất có thể đã nghĩ rằng tạo ra tên lửa hạt nhân, trở thành nước lớn, mới có thể đàm phán bình đẳng với Mỹ.

Trang mạng thepaper.cn ngày 11/10/2016 cho rằng nếu muốn coi đó là con bài để đàm phán với siêu cường số một thế giới thì Triều Tiên nhất định phải tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng răn đe thực sự, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm xa và đầu đạn hạt nhân thu nhỏ có thể gắn với tên lửa đạn đạo.

Thứ nhất, hơn 20 năm đàm phán hạt nhân của Triều Tiên là quá trình mà nguyện vọng từ bỏ hạt nhân của Triều Tiên không ngừng yếu đi. Từ tháng 3/1993 đến tháng 10/2002 là giai đoạn thứ nhất về đàm phán hạt nhân Triều Tiên, “Thỏa thuận khung giữa Mỹ và Triều Tiên” về thời gian đạt được và thực thi đàm phán hạt nhân đã tập trung thể hiện “thiện chí” của hai bên trong việc giải quyết vấn đề, hai bên về cơ bản cũng đã thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận mỗi bên, Triều Tiên có ý định thông qua từ bỏ hạt nhân để đổi lấy việc cải thiện thực chất quan hệ Mỹ – Triều.

Tuy nhiên, năm 2010, Triều Tiên đã tiết lộ với bên ngoài về cơ sở làm giàu urani, nhưng do dự án hạt nhân mà “Thỏa thuận khung Mỹ-Triều” đề cập đến chủ yếu là lò phản ứng hạt nhân 5MW ở Yongbyon lúc đó lại không đề cập cụ thể đến vấn đề làm giàu urani, nên về mặt ý nghĩa văn bản Triều Tiên khi đó không trái với thỏa thuận này. Về cơ bản, Triều Tiên cũng đã tuân thủ cam kết tạm dừng thử nghiệm bất kỳ tên lửa đạn đạo tầm xa nào trong thời gian hội đàm Mỹ -Triều. Do vậy, trong thời gian khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên lần thứ nhất, đa số dự án hạt nhân của Triều Tiên có thể được coi là con bài đàm phán của nước này.

Từ tháng 8/2003 đến tháng 4/2009 là giai đoạn thứ 2 về đàm phán hạt nhân của Triều Tiên, trong thời gian đó đã đạt được “Tuyên bố chung 19/9”, “Hành động ban đầu thực hiện tuyên bố chung” (Văn kiện chung 13/2) và “Hành động giai đoạn 2 thực hiện tuyên bố chung” (Văn kiện chung 3/10). Chính sách song phương Mỹ- Triều đều thể hiện rõ sự “bán tín bán nghi”, “không toàn tâm toàn ý”, sự nhượng bộ mang tính thực chất mà Mỹ và Triều Tiên đưa ra đều tương đối hạn chế hai bên đều có tâm lý đề phóng khá mạnh, các bên thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận chậm chạp, tiến triển mà đàm phán hạt nhân Triều Tiên đạt được đều có rủi ro có thể đảo ngược rất lớn, khả năng Triều Tiên từ bỏ hạt nhân dần dần giảm đi.

Từ năm 2009 đến nay, Triều Tiên rơi vào cục diện bế tắc lâu dài, Mỹ và Triều Tiên không chỉ thiếu thiện chí đàm phán, mà còn áp dụng biện pháp đối kháng mạnh mẽ hơn – Triều Tiên không ngừng nâng cao năng lực vũ khí hạt nhân, Mỹ liên tục tăng cường biện pháp ứng phó với khả năng không thể xoay chuyển việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân này.

Thứ hai, hơn 20 năm qua là quá trình năng lực hạt nhân của Triều Tiên ngày càng phát triển, cũng là quá trình nguyện vọng từ bỏ hạt nhân của Triều Tiên đồng thời giảm đi. Giai đoạn thứ nhất về đàm phán hạt nhân của Triều Tiên, nước này được cho là có thể đã tách được nguyên tố plutoni chỉ đủ chế tạo một đầu đạn hạt nhân, các cơ sở hạt nhân bước vào trạng thái đóng băng, Triều Tiên còn cam kết trong thời gian đàm phán không tiến hành thử tên lửa đạn đạo tầm xa.

Trong thời gian đó, năng lực tên lửa hạt nhân của Triều Tiên còn hạn chế “tất cả đều có thể giao dịch, quan trọng là cái giá đưa ra liệu có khiến người ta hài lòng hay không”. Giai đoạn thứ hai về đàm phán hạt nhân Triều Tiên, Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng, tiến hành xử lý sau đối với việc thiếu thanh nhiên liệu, thu được pluto đã phân tách đủ để tạo ra nhiều đầu đạn hạt nhân, đồng thời đã tiến hành thử hạt nhân, năng lực hạt nhân của Triều Tiên về tổng thể đã đạt được tiến triển lớn.

Đàm phán sáu bên giai đoạn 3 của đàm phán hạt nhân Triều Tiên chậm chạp chưa được khôi phục, năng lực tên lửa hạt nhân của Triều Tiên được tăng lên đáng kể, đã lần lượt tiến hành 4 vụ thử hạt nhân, nhiều lần phóng vệ tinh, ngầm bắn thử tên lửa đạn đạo, thử tên lửa đạn đạo tập trung và thử động cơ tên lửa nhiên liệu rắn…, đã tiết lộ với bên ngoài về dự án làm giàu urani, xây dựng lò phản ứng nước nhẹ. Thời kỳ ngừng đàm phán hạt nhân Triều Tiên đúng vào thời kỳ năng lực hạt nhân Triều Tiên được nâng cao toàn diện.

Trong hơn 30 năm qua, tuy tình hình kinh tế của Triều Tiên liên tục gặp khó khăn, nhưng nước này đã đầu tư một số lượng lớn nhân lực, vật lực, tài chính để nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân. Năng lực vũ khí có tính sát thương trên quy mô lớn mà Triều Tiên hiện có ngày càng tiến bộ, bất kỳ nước nào cũng đều khó có thể thông qua việc cung cấp bù đắp kinh tế để đổi lấy việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, xét về mặt lịch sử, khi có một quốc gia sở hữu năng lực hạt nhân thông qua biện pháp tự lực cánh sinh, nó sẽ rất khó bị thuyết phục từ bỏ năng lực này bằng phương pháp hòa bình. Cân nhắc đến việc Triều Tiên nhiều lần tuyên bố Mỹ áp dụng “chính sách thù địch” đối với nước này, ít nhất theo quan điểm của Triều Tiên, năng lực hạt nhân đã liên quan đến sự tồn vong sinh tử của Triều Tiên, nên họ không thể dễ dàng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Thứ ba, thái độ ngoại giao của Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân ngày càng thiếu nguyện vọng “từ bỏ hạt nhân”. Các “văn kiện” quan trọng liên quan đến việc không phát triển, không sở hữu hay từ bỏ vũ khí hạt nhân của Triều tiên về cơ bản bao gồm 3 loại: một là nguyện vọng đơn phương của Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân cho thấy đó là “di huấn” có liên quan đến phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên của Kim Nhật Thành, Kim Jong-il mà Triều Tiên lúc đó tuyên bố; hai là thỏa thuận hay tuyên bố song phương được ký kết giữa Triều Tiên với Mỹ, Hàn Quốc…; bà là văn bản quốc tế hoặc đa phương do Triều Tiên ký kết; bốn là một loạt nghị quyết liên quan đến Triều Tiên mà HĐBA thông qua. Giờ đây, “di huấn” có liên quan đến việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên của Kim Nhật Thành, Kim Jong-il đã chuyển thành di sản của “hạt nhân và vệ tinh”.

Triều Tiên đã rút khỏi “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”, không tiếp tục chịu sự ràng buộc của “Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên”, “Thỏa thuận khung Mỹ – Triều” tan thành mây khói. Một loạt thành quả đạt được trong thời gian duy trì đàm phán sáu bên đã không có bất kỳ sự hạn chế nào đối với Triều Tiên. Triều Tiên từ chối tiếp nhận, tuân thủ 7 nghị quyết chỉ trích và trừng phạt liên quan đến việc nghiên cứu phát triển vũ khí có tính sát thương trên quy mô lớn của Triều Tiên bày tỏ rõ ràng đối với những văn bản này, Triều Tiên đã mất đi nguyện vọng chính trị từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Thứ tư, các án lệ chống phổ biến vũ khí hạt nhân trước đây giúp Triều Tiên thu được kinh nghiệm và bài học khác thường. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đã xuất hiện nhiều án lệ chống phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó vừa có các án lệ từ bỏ vũ khí hạt nhân của 3 nước cộng hòa của Liên Xô trước đây là Belarus, Ukraine, Kazakhstan, vừa có các án lệ về việc Nam Phi nghiên cứu phát triển và chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng cuối cùng từ bỏ vũ khí hạt nhân, mà con bao gồm các án lệ về việc Libya thông qua đàm phán từ bỏ phát triển năng lực vũ khí có tính sát thương trên quy mô lớn và các án lệ về việc Iraq trải qua chiến tranh hoàn toàn từ bỏ phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ấn Độ và Pakistan thuộc về các án lệ nhiều năm nỗ lực nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân, sau đó tiến hành thử hạt nhân, chịu biện pháp cấm vận của cộng đồng quốc tế nhưng cuối cùng không từ bỏ vũ khí hạt nhân. Triều Tiên dường như nhìn thấy những tác hại của việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và lợi ích sở hữu hạt nhân từ trong những án lệ này, do vậy cũng muốn bắt chước Ấn Độ và Pakistan đi theo con đường sở hữu hạt nhân. Chiến lược đối nội và đối ngoại của Triều Tiên trong những năm gần đây cũng có thể chứng minh sự thay đổi nay.

Tháng 5/2012, trong hiến pháp mà Triều Tiên là “quốc gia sở hữu hạt nhân”. Trong báo cáo tổng kết công tác mà Kim Jong-un đưa ra tại Đại hội Đại biểu lần thứ VII đảng Lao động Triều Tiên lên “vị trí hàng đầu trong các nước mạnh về hạt nhân trên thế giới”. Ngày 31/3/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã tổ chức hội nghị toàn thể, nhận định “vũ khí hạt nhân” của Triều Tiên không phải là hàng hóa dùng để đổi lấy USD, cũng không phải là con bài chính trị và hàng hóa giao dịch trong các trường hợp đối thoại và trên bàn đàm phán nhằm buộc nước này giải trừ vũ trang. “Triều Tiên quyết sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân”.

Sau năm 2009, Triều Tiên cũng muốn đàm phán về “giải trừ quân bị hạt nhân” chứ không phải là “từ bỏ vũ khí hạt nhân”. Trong bản ghi nhớ về “Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên” công bố ngày 21/4/2010, nước này bày tỏ rõ ràng sẽ tham gia giải trừ quân bị hạt nhân quốc tế trên lập trường bình đẳng với các quốc gia sở hữu hạt nhân khác. Trong báo cáo Đại hội lần thứ VII Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên sẽ “nỗ lực vì sự hi hạt nhân hóa toàn cầu”.

Triều Tiên đã đưa ra “đường lối song tiến” là xây dựng kinh tế song song với việc xây dựng lực lượng hạt nhân, đồng thời tiếp tục quán triệt thực hiện đường lối này. Ngày 31/3/2013, trong thời gian hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã đề xuất thực thi chính sách “song tiến”, đố là một mặt tăng cường lực lượng hạt nhân về chất và lượng, mặt khác thúc đẩy phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xây dựng lĩnh vực then chốt mà khi xây dựng nước mạnh về kinh tế đòi hỏi.

Triều Tiên bắt đầu coi vũ khí hạt nhân là công cụ răn đe. Tại Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong-un cho biết: “Đảng chúng ta trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tạo ra sức mạnh quân sự tự vệ lấy khả năng kiềm chế hạt nhân là trung tâm”. Ngày 11/4, bài xã luận của Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết “dùng đòn tấn công phủ đầu hạt nhân vô tình để ứng phó” với sự khiêu khích quân sự, “phá hủy hoàn toàn sào huyệt của kẻ địch”. Ngày 19/6, người phát ngôn của Ủy ban quốc phòng Triều Tiên tuyên bố: “Quân đội Triều Tiên sớm đã đặt trong tầm ngắm các căn cứ quân sự và hậu cần của Mỹ nhằm vào Triều Tiên trong đó có căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, nơi máy bay ném bom chiến lược B-52H cất cánh và căn cứ xâm lược trên biển, nơi neo đậu tàu ngầm hạt nhân”.

Kể từ đầu cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1993 đến nay, năng lực hạt nhân của Triều Tiên ngày càng vững mạnh, quyết tâm và ý chí sở hữu hạt nhân ngày càng kiên định, thứ mà nước này theo đuổi đã không còn là dùng hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinht ế và cải thiện môi trường an ninh bên ngoài, mà là muốn các nước chấp nhận sự thực vốn có là Triều Tiên sở hữu hạt nhân. Việc từ bỏ vũ khí hạt nhân đã biến mất trong ngữ cảnh đối nội và đối ngoại của Triều Tiên. Đối với Triều Tiên, vũ khí hạt nhân đã hoàn thành sự chuyển đổi từ con bài đàm phán đến công cụ răn đe.

Nhìn vào hành động và thái độ lập trường của Triều Tiên trong thời gian dài, có thể thấy Triều Tiên lấy tư cách là quốc gia có vũ khí hạt nhân để tiến hành đàm phán với Mỹ, thực hiện mục tiêu chiến lược đảm bảo an ninh chính quyền quốc gia. Do đó, vài năm gần đây, Triều Tiên không ngừng nâng cao năng lực vũ khí hạt nhân, để hy vọng có được khả năng tạo nên sự răn đe hạt nhân thực chất đối với lãnh thổ Mỹ, hơn thế luôn nỗ lực thể hiện năng lực và ý đồ với Mỹ.

Từ những tín hiệu mà phía Triều Tiên phát đi cho thấy nước này gần như đã sẵn sàng cùng với chính quyền mới của Mỹ tiến hành vòng đọ sức mới. Trong bài phát biểu chúc mừng năm mới 2017, lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ rõ rằng Triều Tiên đã trở thành “cường quốc quân sự, cường quốc hạt nhân ở phương Đông và bất kì kẻ thù nào cũng không xâm phạm được”. Sau khi đề cập đến việc Triều Tiên lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm bom nhiệt hạch và các thủ đoạn tấn công cũng như các vụ nổ hạt nhân đều đạt được thành công. Triều Tiên cho biết công tác chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên sau đó lại cho biết: “Bất kể ai có ý định quan hệ với Triều Tiên thì đầu tiên phải xem xét kỹ tình hình của Triều Tiên và có phương thức tư duy mới”.

(còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới